• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Điền chủ” ở Tứ giác Long Xuyên

Nguồn tin: Báo An Giang, 16/02/2015
Ngày cập nhật: 21/2/2015

Trên những cánh đồng phèn Tứ giác Long Xuyên, nhiều “điền chủ” nắm trong tay hàng trăm công ruộng, tiếng tăm khắp vùng…

Nhớ thời khai hoang

Đi qua dòng kênh T4, T5 mùa này thật rộn ràng. Tiếng máy cày nổ lạch phạch trên đồng, tạo thêm sức sống mới. Theo những cao niên kể lại, trước đây, vùng Tứ giác Long Xuyên, cụ thể là cánh đồng Lương An Trà, một phần Lương Phi và Tà Đảnh (Tri Tôn)… phèn dậy đỏ ngòm, không con gì, cây gì sống nổi, duy chỉ cây tràm là chịu được phèn. Nhưng giờ đây, cuộc sống nông thôn đã “thay da đổi thịt”. Đang lom lưng giặm lại từng cây mạ non, nhà nông Tôn Long Tâm (45 tuổi, ấp An Lương, xã Lương Phi) nhớ lại: “Hồi trước, người dân sống ở vùng này thưa lắm! Do phèn hực quá trời, nước ngọt cũng không có để uống”. Sau này, đến thời của anh Tâm thì đào mương, xẻ rãnh trên đồng để tháo chua, rửa phèn. Ngoài ra, anh còn mạnh dạn mua “con trâu sắt” về cày, xới và san mặt ruộng bằng phẳng. “Gia đình tôi trụ lại được ở đây cũng nhờ tính kiên trì. Những năm 1992-1993, nhiều hộ dân từ nơi khác đến canh tác chỉ được vài vụ là bỏ chạy biệt tăm” - anh Tâm nói.

Anh Tôn Long Tâm lái chiếc máy gặt đập

Nhiều lúc nghĩ lại, anh Tâm cũng không ngờ mình lại thành công trên vùng đất bưng, phèn. Khi mới lập gia đình, vợ chồng anh Tâm được cha mẹ cho 5 chỉ vàng 24k, trị giá 2,2 triệu đồng. Sau đó, anh cầm tiền sang lại 30 công đất phèn để canh tác lúa mùa. “Năm đầu tiên, tôi mạnh dạn chuyển sang canh tác lúa thần nông, nhưng bị thất mùa. Đi từ trong gian khó mới ló cái khôn. Sau nhiều lần thất bại, tôi mới tìm tòi học hỏi sách, báo, kỹ sư và chuyên gia hàng đầu về cách xổ phèn. Nhờ vậy mà canh tác lúa trúng đầy bồ” - anh Tâm bày tỏ.

Từ những buổi đầu, chỉ canh tác khoảng 30 công lúa mùa, nhưng đến nay anh Tâm đã tăng diện tích lên tới 200 công sản xuất 2-3 vụ/năm. Anh Tâm hồ hởi: “Nhớ lại cũng gan thiệt! Mỗi khi nghe tin nông dân nào bỏ ruộng phèn là mình mua ngay. Hiện tại, tôi còn trang bị thêm máy cày, máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa đồng ruộng. Vụ đông xuân năm rồi, tôi sản xuất nếp đạt năng suất 1,3 tấn/công (tầm cắt), bán với giá 5.100 đồng/kg, kiếm ăn được” - anh Tâm cười khà. Cũng theo anh Tâm, sản xuất lúa bây giờ phải nắm bắt được thông tin thị trường, xem người ta cần giống gì, giá cả như thế nào thì mới canh tác để cung ứng. Chứ làm theo kiểu đại trà thì khó mà làm giàu. Hiện nay, không chỉ anh Tâm mà những anh em trong gia đình cũng đang sản xuất hàng trăm công ruộng trên vùng đồng phèn.

Đem giống lúa Nhật gieo trên đất phèn

Tám Đức canh tác 500 công ruộng ở đồng đất phèn

Nông dân Lâm Phú Đức (tám Đức, 45 tuổi, ngụ ấp Phú Lâm, xã Lương An Trà) kể: “Quê gốc ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), năm 1993 vào vùng kinh tế mới, vẫn còn “khỉ ho cò gáy, chó chạy sạt đùi”. Ruộng đất lúc đó bán rẻ rề, khoảng 350.000 đồng/công, mà vàng 420.000 đồng/chỉ”. Địa điểm mà vợ chồng tám Đức “cắm dùi” nằm tuốt trong cánh đồng phèn, đường sá đi lại chưa thông, chủ yếu đi bằng xuồng, ghe. Mỗi lần muốn ra thị trấn Tri Tôn mua phân, thuốc về canh tác lúa phải mất cả ngày trời.

Ngày trước, người dân nào muốn vào đồng phèn lập nghiệp, người ta biết chắc là sẽ thất bại, bởi sự hà khắc của thiên nhiên. Nhưng đối với vợ chồng tám Đức thì đã chinh phục được vùng đất này. “Ban đầu, canh tác 200 công lúa thần nông. Khoảng 2 tháng thấy lúa xanh đồng, trong bụng mừng rơn. Nào ngờ, vài ngày sau vô thăm đã thấy lúa chết lởm chởm. Từ đó, tôi nghĩ nếu bám trụ lại đây chỉ có cách đánh liều “năm ăn năm thua” là phải cải tạo đất. Để tháo phèn dứt nọc, tôi mua phân lân về rải và đào rãnh ngang dọc trên ruộng xả phèn ra kênh. Hồi đó, cũng nhờ Nhà nước đào kênh T4, T5, T6… thoát lũ ra biển Tây, mà phèn cũng cuốn theo” - tám Đức cười tươi.

Đến nay, anh sản xuất khoảng 500 công ruộng tại cánh đồng Lương An Trà. Đồng thời, tám Đức được xem là một trong số nông dân nơi khác đến lập nghiệp thành công nhất trên đồng đất phèn. Tám Đức khiêm tốn: “Trụ lại được ở đây, vợ chồng tôi cũng bầm giập vì phèn. Vụ đông xuân vừa rồi, tôi còn đem giống lúa Nhật về canh tác, đạt năng suất bình quân 8 tấn/héc-ta. Bây giờ, phèn hực cỡ nào cũng trị được. Vụ tới, ráng sản xuất kiếm thêm mớ vốn để “tậu” khoảng vài trăm công ruộng nữa. Niềm tự hào của vợ chồng tôi lúc này là nuôi được đứa lớn học Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh”.

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà Nguyễn Hoàng Vĩnh cho biết: Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của xã khoảng 7.500 héc-ta. Nhiều hộ đang sản xuất hàng trăm công ruộng, nhưng họ rất khiêm tốn, như: Sáu Đức, tám Đức, tám Huống, tư Tơ, Phú Kiêm... Ngoài ra, ở vùng này còn nhiều doanh nghiệp đến mở công ty sản xuất giống và trang trại bò rất thành đạt.

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Tứ giác Long Xuyên có diện tích trồng lúa xấp xỉ 0,5 triệu héc-ta. Trước đổi mới, diện tích lúa mùa nổi còn gần 200.000 héc-ta, năng suất lúa chỉ đạt 1,3 tấn/héc-ta. Ngày nay, sản lượng lúa nơi đây tăng cả chục lần. “Hiện tại, cơ sở hạ tầng "thay da đổi thịt", nhiều tiêu chí nông thôn mới đã thấy ló dạng …”.

LƯU MỸ

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang