• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Tết này, về Ia Pa xem siêu xe chục tỷ đồng… lội ruộng

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 17/02/2015
Ngày cập nhật: 20/2/2015

Được biết đến là vùng nông thôn hẻo lánh, ngay trước thềm năm mới Ất Mùi 2015, một nông dân tậu về “siêu xe” lắp ráp từ trời Tây xa xôi. Trị giá chiếc xe lên đến hàng chục tỷ đồng, nhưng chỉ để lội ruộng. Không dừng ở đó, ông tiếp tục mua thêm cho mình nhiều “đồ chơi” trị giá vài tỷ đồng và một xế riêng để dạo chơi cùng “siêu xe” chục tỷ đồng.

Vùng nông thôn nói trên là xã Chư Răng, huyện Ia Pa (Gia Lai) và nhân vật lạ lùng được nhắc đến là ông Trần Đình Dũng - một nông dân chính hiệu và đi lên từ rẫy mì, cây mía.

Chiếc siêu xe chục tỷ đồng là một cổ máy thay thế cho hàng trăm công nhân làm việc khi nhân công lao động ngày một ít

Từ chân lấm tay bùn

Về xã Chư Răng (Ia Pa, Gia Lai) hỏi lão Mạnh (tên thường gọi của anh Dũng) hầu như ai cũng biết. Gọi là “lão nông” vì anh Mạnh đã gắn bó với vựa mía Ia Pa từ rất lâu. Từ năm 2000, lão Mạnh bán hết nhà cửa từ phía Bắc đưa cả gia đình di cư tìm vào thị xã Ayun Pa (Gia Lai) lập nghiệp, buôn bán mãi mà chẳng thấy đâu lời lãi.

Thấy mọi người buôn bán, trồng mía, nấu đường rồi chuyển cho nhà máy, nhiều hộ phất lên làm giàu… thấy thế anh Mạnh lại thêm một lần sang hết tài sản, hàng quán để dồn hết tiền của vào mua đất trồng mía. Từ 2-3 ha ban đầu, sau mỗi năm gia đình anh lại mua thêm, đến nay tài sản về đất đã lên đến gần 60 ha.

Với tất cả diện tích hiện có, anh và gia đình chia ra để trồng mía, mì. Nhớ lại có thời cơ cực, mua gánh, bán bưng, rồi chuyển vào vùng đất khó khăn nơi cho là “chó ăn đá gà ăn sỏi” để sinh sống. Thế mà, với sự quyết tâm, anh và gia đình đã đầu tư đúng hướng, ngoài chi phí cho giống, công trồng mới, thiết bị thì mỗi năm cho lãi ròng hơn tỷ bạc.

Cái mà người ta nể phục lão Mạnh là ở cái tính khí khác người, dám nghĩ dám làm. Người ta trồng mía đều làm bằng lao động thủ công, còn với lão lại làm bằng cơ giới hóa từ khâu làm đất, bón phân cải tạo đất, trồng mía, làm cỏ, thu hoạch đều bằng cơ giới tất.

Lão nông Mạnh (bên trái) được kỹ sư SEC hỗ trợ về chuyên môn tại ruộng mía

Cái thời mà công lao động đắt đỏ chừng 150-200 ngàn đồng/ngày, nhiều khi kiếm người không ra. Lão Mạnh tính ngay đến chuyện mua máy cày, tự mày mò, tìm thông tin rồi thuê kỹ sư độ chế ra máy trồng mía, máy bón phân phục vụ cho mình.

Không chỉ vậy, sau khi nhận thấy sự thành công từ việc đưa cơ giới vào đồng ruộng, nông dân trong vùng bắt đầu tìm nhờ đến anh và vì thế công việc làm ăn của anh lại hanh thông, phát triển. Gia đình anh hiện tại nhận bao tiêu từ khâu cày đất, trồng mía, làm cỏ, bón phân cho đến khâu thu hoạch. Nhiều người mỗi năm chỉ phải ra ruộng mía ba lần, rồi đến nhà máy nhận tiền.

Đến tậu siêu xe chục tỷ đồng để… lội ruộng

Sau khi tìm hiểu đôi điều về “lão nông” Mạnh cùng với chiếc xe cả chục tỷ đồng mà lão này mới nhập về từ trời Tây… những điều ấy khiến tôi thêm tò mò để xem rõ hơn sao lại có chuyện lấy xe cả chục tỷ đồng để lội ruộng.

Anh Mạnh ngoài sắm siêu xe, anh tậu thêm xế sang để phục vụ công việc.

Qua lời giới thiệu, chỉ sau dăm phút chờ đợi, trước mắt tôi là chiếc ô tô loại bán tải mới cáu của một hãng xe danh tiếng của Mỹ, mở cửa là một người đàn ông đứng tuổi, dáng người nhỏ nhắn, da ngăm đen, nhưng miệng thì nói liên hồi với chiếc điện thoại từ khi chiếc xe dừng lại. Một lúc hỏi về chiếc xe, lão Mạnh đưa cả đoàn đến với vùng mía nơi chiếc xe chục tỷ đồng đang phơi nắng lội ruộng.

Và quả thật vậy, chưa đến nơi anh Mạnh đã chỉ cho mọi người từ phía xa, một chiếc xe phải đến cả trăm tấn như kiểu xe chiến đấu thời chiến tranh, cú ùn ùn tiếng động cơ, rồi lao vun vút về phía những ruộng mía để giẫm đạp và phun ra từ nhiều vòi với các loại nào là bụi đất, vỏ mía, thân mía… và đó chính là siêu xe mà anh Mạnh đã bỏ hết tài sản của mình để nhập về chỉ để lội ruộng và chặt mía cho nông dân.

Cánh đồng mía trong nháy mắt được sang bằng nhờ chiếc siêu xe cắt mía

“Không phải tự dưng mà tôi dám nhập về. Từ niềm say mê với cơ khí, máy móc nông nghiệp, nhiều năm trước, lúc nào tôi cũng “mơ” sẽ chế tạo được một chiếc xe có chức năng thu hoạch mía, cắt gọt, thổi mía lên xe để bớt khổ cho nông dân. Từ tìm hiểu trên mạng, đến đi tham quan thực tế ở Tây Ninh, Thái Lan do Công ty cổ phần Mía đường- Nhiệt điện Gia Lai (SEC) tổ chức để tận mục sở thị, ngay lập tức tôi đăng ký với lãnh đạo công ty sẽ nhập về Gia Lai chiếc xe đầu tiên để tự mình phục vụ cho bà con”-lão Mạnh nói.

Theo thông tin từ SEC thì cả nước mới có 7 chiếc xe chặt mía loại này và ông Mạnh là chủ của một trong hai chiếc xe ở Gia Lai (một chiếc của công ty). Trong 2,5 năm đầu tiên, anh Mạnh được Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ayun Pa hỗ trợ lãi suất 100%, 4 năm cuối lão Mạnh được SEC hỗ trợ 50% lãi suất và khấu trừ dần tiền mua xe trong vòng 6 năm.

Lão Mạnh hồ hởi kể: “Con xe hơn chục tỷ bạc, kèm thêm chiếc xe để chở phụ tùng, dầu mỡ hơn tỷ nữa cũng tròm trèm 12 tỷ đồng”. Thời điểm này, thuê nhân công chặt mía rất khó, trong khi kinh phí lại không hề rẻ với công lao động từ 190 ngàn đồng/tấn, có thời điểm lại tăng cao hơn. Mỗi công lao động chặt được chừng 1,2-1,5 tấn mía ngày, chưa kể công chất mía lên xe. Riêng với chiếc xe mới tậu từ Mỹ mỗi ngày chặt chừng 300 tấn (khoảng 4 ha” bằng chừng 200-240 công lao động. Đấy là máy chạy bình thường, còn công suất của nó là 450 tấn/ngày, chạy hết công suất thì phải 600 tấn ngày cơ- anh Mạnh nói.

Công lao động cho 1 ha mía nay chỉ cần 2-3 lao động.

Công việc của lão Mạnh vào vụ thu hoạch năm nay làm sao có đủ “lệnh” từ công ty để chặt, xe chở mía đều đều và đó cũng là niềm vui mà nhiều nông dân ở vựa mía Ia Pa mong đợi.

Ông Lê Thanh Hùng, làng Tù, xã Chư Răng (Ia Pa, Gia Lai)-chủ nhân của 16 ha mía đang thu hoạch cho biết: “Giờ đi tìm người chặt mía khó lắm, tôi chờ ông Mạnh lâu rồi, giờ tôi chỉ việc tới ruộng đứng xem, còn máy làm hết”. Anh Nguyễn Văn Lợi, tài xế chở mía cũng mừng không kém, vì trước đây, anh phải chầu chực 4-5 tiếng đồng hồ để chất mía lên xe, nên mỗi ngày chỉ chở được một chuyến là hết. Nay có máy chặt mía, chừng 45 phút là đầy một xe, ngày cũng chở được 2 chuyến, kiếm thêm được chút đĩnh.

Theo lão Mạnh, cái lợi không chỉ ở nhân công mà còn lợi về cả năng suất mía. Do không mất thời gian chờ đợi, mía không bị bốc hơi, hao hụt nên trung bình mỗi ha mía thường lợi chừng 10 tấn mía. Với cái giá mua tận ruộng của Nhà máy là 840 đồng/kg thì cũng thu lãi được 8 triệu đồng. Cái khó duy nhất là ruộng phải “sạch” không đá, không gốc cây, còn không thì bó tay vì mỗi chiếc lưỡi chặt mía giá những 23 triệu đồng-anh Mạnh nói về khuyết điểm của chiếc siêu xe mang lại cho anh khi vận hành.

Siêu xe bên cánh đồng chỉ với 1 người quan sát hướng dẫn từ phía mặt đất. Ảnh: Nguyễn Giác

Ông Phạm Văn Hiệp-chuyên viên phụ trách Cơ giới của SEC cho biết, việc đưa cơ giới hóa vào các công đoạn của trồng mía là xu thế chung và vấn đề then chốt và mang yếu tố sống còn đối với ngành Mía đường. Trong khi giá nhân công lao động ngày càng cao và khan hiếm vào mỗi vụ thu hoạch, thì việc sử dụng cơ giới là điều tất yếu.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất không chỉ giải phóng sức lao động mà còn đáp ứng yêu cầu hạ giá thành đường thành phẩm của công ty. Niên vụ mía năm 2015-2016, SEC sẽ đầu tư 130 tỷ đồng cho việc mua sắm trang-thiết bị, máy móc phục vụ cho các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch mía không chỉ cho các nông trường của nhà máy mà còn phục vụ cho người dân. Ngoài 2 máy thu hoạch mía hiện nay, SEC sẽ đầu tư thêm 2 máy thu hoạch mía nữa để đáp ứng, bảo đảm đủ nguyên liệu cho các máy hoạt động khi việc nâng công suất của nhà máy lên 6.000 tấn mía cây/ngày.

Tất bật hơn với Xuân này, hiện lão nông Mạnh luôn túc trực cùng công nhân, kỹ sư vận hành xuyên suốt chiếc siêu xe để phục vụ tốt nhất nhu cầu cắt mía của nông dân, giúp họ sớm mang về nguồn thu nhập khi nhà máy chính thức nghỉ vào ngày 30 Tết.

Nguyễn Giác

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang