• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tái canh cà phê: Chậm nhưng bền vững

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 24/12/2015
Ngày cập nhật: 25/12/2015

Mục tiêu tái canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng thu nhập cho người trồng cà phê, góp phần phát triển ngành cà phê bền vững, song trên thực tế, việc triển khai chính sách này đang gặp phải nhiều rào cản…

Khởi động cho vay tái canh

Hiện nay, diện tích cà phê toàn tỉnh là 79.122 ha. Theo kế hoạch tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2020 đã ban hành, tỉnh Gia Lai có 13.420 ha cần thực hiện tái canh, trong đó trồng tái canh là 13.363 ha, ghép cải tạo 57 ha. Trong năm 2015, thực hiện tái canh 1.971 ha. Với mục tiêu đó cùng với chính sách cho vay tái canh cây cà phê đã được ban hành, đa số hộ dân và các công ty tham gia lĩnh vực trồng cà phê trên địa bàn rất vui mừng vì được tháo gỡ vấn đề về vốn khi triển khai cho vay chương trình tái canh.

Kiểm tra thực tế vườn cây để giải ngân vốn tái canh. Ảnh: Thảo Nguyên

Được vay trong vòng 8 năm đối với trồng tái canh, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 4 năm; còn ghép cải tạo được vay tối đa là 4 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 2 năm, với lãi suất không vượt quá 7% (trong thời gian 4 năm ân hạn trả nợ gốc và lãi) là điều kiện để người sản xuất cà phê yên tâm vay. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn vay theo chương trình đến nay vẫn chưa thực hiện nhanh được. Hiện Agribank Gia Lai mới chỉ ký được một hợp đồng tín dụng đầu tiên với số vốn cho vay 39 tỷ đồng. Lý giải vấn đề này, theo ông Phan Tiến Thu-Giám đốc Agribank Gia Lai thì: Khi xét duyệt cho vay phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Đây là nguồn vốn ưu đãi, do đó khách hàng phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật tái canh, bởi chỉ cần sai quy trình có thể rủi ro sẽ rất lớn. Ngân hàng chỉ là đơn vị cung ứng vốn, còn quá trình tái canh phải cần đến các ngành chuyên môn từ quy định việc sử dụng giống cây, kiểm nghiệm cải tạo đất, ứng dụng khoa học kỹ thuật… Theo phản ánh của một số đơn vị có kinh nghiệm trong việc tái canh, nếu làm đúng thứ tự một quy trình phải mất khoảng 5 năm từ khi nhổ bỏ cây, người sản xuất sẽ không có thu, nên nếu ân hạn chỉ có 4 năm vẫn chưa đến thời kỳ vườn cây bước vào kinh doanh để trả nợ ngân hàng.

“Ngân hàng đã ghi nhận việc này, trường hợp khách hàng có nhu cầu kéo giãn thời gian vay, phía ngân hàng cũng linh động giải quyết để tạo điều kiện tốt nhất cho người sản xuất yên tâm làm (theo hình thức cho vay 8 năm theo chương trình, còn lại là vay kênh thương mại)”-ông Thu cho biết thêm.

Không thể làm… lụi!

Ông Nguyễn Hữu Đại-Giám đốc Công ty Cà phê Ia Sao 1 cho biết: Bài học từ sự thất bại của một đơn vị trồng tái canh khi không tuân thủ đúng quy trình, làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng là sự cảnh báo rất rõ. Hiện nay, tổng diện tích trồng và kinh doanh cà phê của Công ty là 502 ha; trong đó, diện tích đã thực hiện tái canh giai đoạn I (từ năm 2010 đến 2013) là 157 ha; vừa rồi, Công ty đã vay vốn ngân hàng để thực hiện tái canh 200 ha trong giai đoạn II (2015 - 2018).

Theo quy trình tái canh của Cục Trồng trọt, người trồng phải sử dụng 100% giống cà phê mới, có năng suất, chất lượng cao; giống phải có nguồn gốc, xuất xứ và được cấp có thẩm quyền chứng nhận đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, lâu nay nông dân đã quen với việc tự ươm giống, giờ phải chứng minh nguồn gốc sẽ rất khó khăn.

Tiếp đến, là xét nghiệm mẫu đất để phân tích mật độ tuyến trùng, nấm bệnh gây hại cà phê, rồi thực hiện điều kiện đất để tái canh, từ việc làm đất, cho đến luân canh hoa màu nhằm cải tạo đất theo một thời gian quy định tối thiểu là 2 năm sau khi nhổ bỏ cà phê. Kinh phí để xét nghiệm mẫu đất mất khoảng 300 ngàn đồng/ha thì không lớn nhưng việc phải mời người của Viện Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên về lấy và phải đợi kết quả mất vài tháng. Tính ra một chu kỳ trồng tái canh đến khi thu hoạch rất dài, trong khoảng thời gian này người trồng mất thu nhập. Do đó, cũng là tái canh nhưng nhiều người đã “liều” nhổ lên không qua luân canh cải tạo đất mà trồng ngay. Có những vườn cây sinh trưởng và đến kỳ thu hoạch cho năng suất đảm bảo. Tuy nhiên các ngành chức năng khuyến cáo nếu làm theo kiểu này rủi ro sẽ rất cao.

Chính những điều này làm cho nhiều hộ nông dân “ngại” tái canh đại trà những vườn cà phê già cỗi mà chỉ chọn tái canh theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm một ít để có thể tự xoay xở vốn đầu tư, không phải đi vay. Theo đánh giá của ngân hàng, muốn đẩy nhanh tiến độ cho vay tái canh cây cà phê không chỉ mình ngân hàng thực hiện được mà rất cần sự vào cuộc của các ngành, các địa phương trong việc tuyên truyền cho người dân thấy rõ mục đích của việc cần thiết phải tái canh. Mục tiêu đến năm 2020, năng suất cà phê bình quân đạt trên 3 tấn nhân/ha, sản lượng cà phê toàn tỉnh đạt trên 198.500 tấn cà phê nhân. Đặc biệt, trên 80% sản lượng cà phê quả tươi đạt tiêu chuẩn TCVN 9728-2012.

Thảo Nguyên

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang