• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý dịch hại tổng hợp ở Lâm Đồng

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 27/10/2015
Ngày cập nhật: 29/10/2015

Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.

Kiểm tra thành phần thiên địch và sâu bệnh gây hại trên cây rau VietGAP Lâm Đồng

Theo thống kê, Lâm Đồng hiện có hơn 56.000ha đất sản xuất rau, củ, quả các loại, đạt tổng sản lượng hàng năm khoảng gần 2 triệu tấn. Trong đó diện tích rau được trồng nhiều nhất là rau họ thập tự (cải bắp, súp lơ, cải thảo, cải dưa…) từ 14.000 - 15.000ha và diện tích các loại cà (cà chua, cà tím, khoai tây, ớt các loại…) từ 11.000 - 12.000ha. “Được trồng quanh năm, chế độ đầu tư thâm canh cao, các loài rau họ thập tự và họ cà ở Lâm Đồng không phải là cây trồng bản địa, nên dịch hại luôn là những vấn đề nan giải, áp lực trong quản lý, trong khi các loài thiên địch vẫn còn thiếu vắng…” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đánh giá. Bởi vậy, từ năm 1995, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã bắt đầu nghiên cứu, thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau với các hoạt động như: Đào tạo IPM cho đội ngũ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân nòng cốt; thành lập các câu lạc bộ IPM, phòng trừ sinh học; triển khai các đề tài nghiên cứu quản lý dịch hại cấp tỉnh, các chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao để thúc đẩy các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cây rau; nhập nội và nhân thả ong ký sinh Diadegma semiclausum; bảo vệ một số loài thiên địch bản địa như: ong Cotesia plutellae, bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis…

Kết quả đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng đội ngũ giảng viên IPM trên cây rau với 32 người, trong đó mỗi giảng viên tham gia đào tạo, tập huấn cho người nông dân ít nhất là 5 lớp học trực tiếp trên đồng. Nếu tính từ năm 1997 đến nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã tổ chức gần 65 lớp huấn luyện IPM cho hơn 2.000 lượt nông dân tham dự. Với thời gian tập huấn từ 15 - 17 tuần (mỗi tuần tập huấn một ngày, kéo dài hết một vụ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch rau), tất cả nông dân tham dự được đánh giá đã nắm vững 4 nguyên tắc thực hành IPM là: trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên và nông dân là chuyên gia đồng ruộng. Sau các lớp tập huấn, Lâm Đồng đã thành lập 8 nhóm nông dân IPM làm khoa học (PAR), mỗi nhóm gồm từ 7 - 14 nông dân. Đã có 8 nội dung nghiên cứu của nhóm PAR được ứng dụng hiệu quả trên canh tác các loại rau, từ đó giải quyết nhiều khó khăn đặt ra trong việc quản lý và phòng trừ dịch hại tổng hợp. Đối với các câu lạc bộ IPM trên cây rau, củ, quả ở Lâm Đồng đã thường xuyên duy trì sinh hoạt từ 1 - 2 lần/tháng với những nội dung tập trung đi sâu vào từng chuyên đề kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh hại, đồng thời tổ chức khảo nghiệm, đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu để phòng trừ dịch hại tổng hợp trên nhiều diện tích sản xuất rau của hộ nông dân địa phương. Bên cạnh đó, với 4 câu lạc bộ phòng trừ sinh học, qua quá trình hoạt động đã tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ sinh học trên mỗi vườn sản xuất rau, sau đó chọn từng mô hình làm điểm nhân thả ong Diadegma semiclausum ký sinh sâu tơ để phát tán đàn ong thiên địch sinh trưởng trên khu vực sản xuất rộng lớn hơn.

Đáng kể thêm, qua hoạt động IPM, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã xác định các thành phần thiên địch bên cạnh các thành phần sâu hại trên 2 họ rau thập tự và họ cà. Cụ thể, ở cây rau bắp cải với 7 loài thiên địch thuộc 5 bộ là: bộ nhện (Araneae), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ cánh da (Dermaptera), bộ 2 cánh (Diptera); 8 loài của 4 bộ côn trùng gây hại là: bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ hai cánh (Diptera). Và ở các loại cây ớt ngọt, cà chua, khoai tây với 5 loài thiên địch là nhện linh miêu (Oxyopes javanus), nhện sói (Lycosa pseudoannulata), bọ rùa (Coccinella transversails), ruồi ăn rệp (Lschiodon scutellaris), bọ xít mù thuốc lá (Nesidiocoris tenuis); 16 loài sâu hại thuộc các bộ côn trùng như: bộ ve bét (Acari), bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ hai cánh (Diptera)…

Riêng loài bọ xít mù thuốc lá, một loài thiên địch bản địa được ngành nông nghiệp Lâm Đồng nghiên cứu, nhân nuôi thành công và ứng dụng khả năng tiêu diệt rất cao đối với ấu trùng và nhộng bọ phấn trắng gây hại trên cây cà chua ở 2 địa bàn trọng điểm là Đức Trọng và Đơn Dương. Trong thời giai tới, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các biện pháp IPM trên cây rau họ thập tự và họ cà, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục nghiên cứu các thành phần thiên địch và dịch hại trên các loại cây trồng khác như: dâu tây, atiso, bó xôi… Đồng thời sẽ nhập nội các loài thiên địch ký sinh, thiên địch bắt mồi để quản lý nhiều loại côn trùng chích hút gây hại rau như: bọ phấn, bọ trĩ, nhện đỏ… và nhân thả ong mật thụ phấn trên một số cây rau ăn quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.

VĂN VIỆT

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang