• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Mùa kiệu Tết

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 29/01/2015
Ngày cập nhật: 1/2/2015

Những ngày này, người dân trồng kiệu đang bước vào mùa thu hoạch rộ để phục vụ Tết. Vụ kiệu Tết năm nay, tâm trạng người trồng kiệu buồn vui xen lẫn lo âu.

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Cái nắng chang chang đến khó chịu của những ngày cuối năm không ngăn nổi nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của nông dân hiền hậu Nguyễn Quang đang rửa kiệu dưới dòng kênh Thạch Nham.

Thu hoạch kiệu bán Tết.

Theo lão nông Nguyễn Quang, năm nay đầu mùa kiệu được giá, nhưng lại mất mùa. Thông thường thời tiết thuận lợi, kiệu có thể cho 1 - 1,2 tấn/sào, còn năm ngoái mất mùa nhưng một sào cũng được hơn 800 kg. Năm nay nhà nào giỏi lắm cũng chỉ thu được 600 - 700 kg/sào.

“Như gia đình tôi năm nay trồng 4 sào kiệu, đã thu hoạch 1 sào, năng suất đạt 650 kg/sào, nếu giá ổn định ở mức 10 nghìn đồng/kg, trừ chi phí kiếm được 18 triệu đồng. Bấy nhiêu với nhà nông là quý lắm rồi chứ trồng lúa mấy năm cũng chẳng bì được. Dù mất hay đặng thì đó cũng là khoản thu nhập giúp người nông dân đỡ bớt gánh lo trang trải Tết”- anh Quang cho hay.

Lý giải về sự mất mùa, người trồng kiệu cho biết, thời tiết thích hợp nhất để cây kiệu phát triển cho củ nhiều no tròn thì mưa nắng phải đan xen. Khác với năm trước, mưa lũ cuối năm khiến kiệu ngập úng thối gốc, bủn rễ còn năm nay, kiệu vừa xuống giống gặp nắng nóng kéo dài rồi mưa triền miên nên kiệu bị điếc, còi cọc, kém phát triển.

Đều đặn xách từng bó kiệu gội rửa xuống dòng kênh Thạch Nham, bà Nguyễn Thị Mai lật dở từng bụi kiệu nói: “Có năm thời tiết thuận lợi một bụi phải đến 10 củ no tròn, năm nay có 5 củ. Một sào mà chỉ thu có 500 kg, nhưng bù lại năm nay kiệu vào mùa sớm, giá đầu mùa cũng nhích hơn so với năm ngoái nên bà con cũng vui, hy vọng được giá”.

Kiệu sau khi thu hoạch phải rửa thật sạch đất bám.

Để có những củ kiệu cho thu hoạch phục vụ Tết, người trồng kiệu phải xuống giống từ tháng 7 âm lịch. Theo nhẩm tính, mỗi sào kiệu nông dân xuống 30kg giống hết 1,5 triệu đồng cộng với chi phí phân, thuốc trừ sâu, dưỡng lá cũng ngót 2 triệu đồng.

Nói như nông dân Trần Thị Mai- một người trồng kiệu ở thôn Hà Nhai Bắc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh), nếu với giá 10.000 đồng/kg kiệu lá và 20 nghìn đồng/kg kiệu củ thì nông dân trừ chi phí sẽ kiếm được từ 3 đến 4,5 triệu đồng/sào. Nhưng giá cả thị trường là điều mà bà con nông dân không thể nào lường trước được nên họ đang lo từ giữa đến cuối vụ sẽ rớt giá. Nhiều năm có lúc kiệu chỉ còn 5 nghìn đồng/kg. Với giá đó chỉ huề vốn còn lỗ công chăm bón.

Một nỗi lo mà nông dân đang phải đối mặt nữa đó là thời tiết những ngày này nắng gắt, điều tối kỵ nhất với cây kiệu vì như thế kiệu sẽ rụi lá rất nhanh, đồng nghĩa với việc bà con phải tranh thủ bán sớm, nhưng thu hoạch đồng loạt cả mấy trăm tấn thì biết bán cho ai.

Kiệu là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt khi xuân về.

Kiệu là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt khi xuân về. Những ngày trước Tết, các mẹ, các chị thường tranh thủ mua củ kiệu tươi về để muối thành dưa ăn trong những ngày Tết. Vì thế, người trồng kiệu đang hy vọng, những ngày tới khi thị trường Tết nóng lên, cùng với nhiều mặt hàng, giá kiệu cũng nhích lên thì nông dân cũng được an ủi phần nào vì mất mùa nhưng được giá.

Kiệu là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt khi xuân về. Theo sự tích kể lại, ngày xửa ngày xưa, vào đời vua Hùng Vương, có một nàng công chúa tên Kiệu rất yêu thích việc trồng trọt, cày cấy. Không như những công chúa khác, công chúa Kiệu sống cùng với những người dân chất phác đơn sơ, chia sẻ cuộc sống thường ngày với họ.

Một ngày nọ, công chúa bước xuống một thửa ruộng bỏ hoang. Nàng định dọn sạch đám cỏ đang mọc cao để gieo lúa. Trong lúc ngắm nghía một cây cỏ lạ, nàng Kiệu chợt nhận ra rằng nó rất giống với cây hành lá. Nàng tò mò, nếm và ngửi thử mùi vị của củ. Kỳ lạ thay.

Củ của cây cỏ này tuy hơi nồng gắt nhưng rất lạ, không giống với những củ nàng đã biết qua. Công chúa vui mừng quá, liền đem giống cỏ lạ về trồng. Khi đã đến lúc gặt hái, nàng thử ngâm củ trong hỗn hợp giấm và nước ngọt của cây trái. Vài ngày sau, củ đã không còn vị gắt nhưng thơm nồng và vị lạ chưa từng thấy. Nàng dùng củ đã ngâm, ăn với bánh chưng, thì sự kết hợp đó thật là tuyệt hảo.

Lúc đó cũng là dịp Xuân về. Nhân một ngày vua Hùng xuống thăm dân, công chúa Kiệu dâng lên vua cha những củ trắng trong, thơm ngát, cùng với những món ăn dân gian. Vua Hùng nếm thử, và rất thích. Từ đó, vua hạ lệnh trong dân gian cho trồng phổ biến cây cỏ lạ đó, mà vua đã đặt tên là Kiệu theo tên nàng công chúa đã có công khám phá

Ái Kiều

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang