• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nguy cơ thiếu nguyên liệu mía đường

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 07/09/2015
Ngày cập nhật: 9/9/2015

Các nhà máy đường ở ĐBSCL đang bước vào niên vụ mía 2015 - 2016. Tuy nhiên, trước giờ “nổ máy” đã xuất hiện những bất nhất ngay trong nội bộ các nhà máy. Những dấu hiệu tranh luận về chữ đường, thời gian vào vụ cho thấy sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong vụ sản xuất này khi diện tích mía trong vùng sụt giảm ở mức độ báo động!

“Cãi nhau” vì chữ đường!

“Diện tích mía ở Cà Mau đã giảm 50% trong năm qua (từ 1.400ha giảm xuống còn 700ha). Nếu có nhà máy nào khác đến vùng nguyên liệu mua sẽ thiếu. Năm nào nhà máy sản xuất cũng lỗ, bản thân tôi thấy quê và xấu hổ, không dám đi họp”, ông Vưu Văn Út, Giám đốc Xí nghiệp Đường Cà Mau nói như “mếu”. Đó cũng là một thực trạng của một số nhà máy đường trong vài năm trở lại đây. Cụ thể là thị trường tiêu thụ đường chịu nhiều sức ép từ sự xâm nhập của đường lậu lẫn chính ngạch, gây khốn đốn cho nhiều nhà máy đường trong nước.

Không chỉ Cà Mau, diện tích trồng mía ở ĐBSCL đang sụt giảm nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía 2015 - 2016 ở ĐBSCL chỉ còn 41.880ha, giảm hơn 6.000ha so với vụ rồi. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà máy đường ở Kiên Giang, diện tích trồng mía có thể giảm nhiều hơn con số thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Ngay Kiên Giang từ 5.000ha mía nay chỉ còn chưa đầy 2.000ha (không phải còn 4.600ha như số thống kê của hiệp hội). Đây là một thực trạng bi đát của ngành mía đường.

Cạnh tranh mía nguyên liệu sẽ gay gắt trong vụ mía đường năm nay. Trong ảnh: Chở mía đến nhà máy sản xuất (Ảnh: CAO PHONG)

Trước thực trạng diện tích mía nguyên liệu giảm, lo thiếu nguồn mía liệu đã xuất hiện dấu hiệu “nôn nóng” vào vụ sớm. Đại diện Công ty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát (Hậu Giang), cho biết, sẽ vào vụ sớm đầu tháng 9-2015, lý do công ty đã kiểm tra hơn 10 lần các mẫu mía đều đạt trên 10 chữ đường (quy định của Bộ NN-PTNT là phải đạt mức tối thiểu 9 chữ đường mới thu mua). Trong khi đó, đại diện Công ty Mía đường Cần Thơ (CASUCO) và đại diện Sở KH-CN tỉnh Hậu Giang cho biết, đã kiểm tra nhiều đợt nhưng chưa có mẫu nào đạt trên 9 chữ đường! Thực tế, nếu mía chưa đạt 9 chữ đường mà thu mua vào vụ sớm sẽ là một thiệt thòi cho nông dân trồng mía. Mía để đủ thời gian thu hoạch sẽ cho chữ đường cao, nông dân bán được giá cao hơn mía chữ đường thấp. Để giải quyết những bất đồng về cách đánh giá chữ đường này, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo, các sở ngành nhanh chóng kết hợp đánh giá chữ đường chính xác vùng nguyên liệu để tiến hành vào vụ sản xuất hiệu quả. Đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân và các nhà máy đường.

“Các nhà máy cần thống nhất thời gian vào vụ sản xuất thu mua mía đúng thời điểm chữ đường cao có lợi cho nông dân. Tôi rất mong các nhà máy năm nay sẽ thu mua mía nguyên liệu với giá hợp lý để nông dân trồng mía thấy được có cạnh tranh với các cây khác. Nếu không diện tích mía sẽ càng ngày teo tóp thì rất nguy”, một lãnh đạo nhà máy đường Sóc Trăng yêu cầu.

Hợp lực cùng nông dân

Các nhà máy đường bước đầu thống nhất thu mua mía với giá sàn 860 đồng/kg (mía 10 chữ đường), cao hơn mức giá quy định của Bộ NN-PTNT 119 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều khả năng tình trạng tranh thu mía nguyên liệu sẽ tái diễn ở ĐBSCL khi các nhà máy đường bắt đầu vào giai đoạn “đói” nguyên liệu. Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là địa phương có mía nguyên liệu chín sớm nhất trong vùng. Đây cũng là địa phương có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL với 11.500ha (địa bàn này có 3 nhà máy đường). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang: “Thu nhập nông dân trồng mía thấp hơn trồng lúa. Tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp để giữ cây mía nhưng cũng chỉ ở mức 10.000ha, đã giảm hơn 1.500ha”.

Dù chưa có văn bản chính thức nhưng một số “câu chữ” của một số nhà máy đường đã xuất hiện dấu hiệu “bao chắn, xí phần” vùng nguyên liệu. “Năm nay chẳng nhà máy đường nào dám hạ giá mua mía nguyên liệu nữa. Các nhà máy đường sở tại không nên làm khó nhau bằng cách bắt các nhà máy đường nơi khác đến mua mía “phải đăng ký”. Năm nay sẽ cạnh tranh khốc liệt”, lãnh đạo một nhà máy đường ở Long An nhận định.

Ông Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam phân tích: “Ngành đường ĐBSCL đối diện nhiều thách thức, không thể cơ giới hóa, chỉ có thể tăng chất lượng đường và năng suất mía. Các nhà máy đường trước mắt cần kiểm tra đúng quy chuẩn, tính pháp lý đo đạc chữ đường. Nếu cây mía không tồn tại thì trồng cây gì trên đất mía?. Nếu để cây mía tồn tại phải nắm tay hỗ trợ!”. Có lẽ đây là thời điểm các nhà máy đường “soi lại chính mình” và hợp lực để cùng nông dân trồng mía tồn tại và phát triển vùng nguyên liệu ổn định.

Chưa bao giờ ngành mía đường ĐBSCL đối diện với những nguy cơ “trắng tay” như hiện nay. Câu chuyện giảm giá thành sản xuất, tạo môi trường cạnh lành mạnh là vấn đề cấp bách: “Các ngành hữu quan cần tăng cường kiểm soát các kênh lưu thông của đường. Trong đó, cần quan tâm đến đường du nhập từ Lào có đúng thực chất hay nhập từ Thái Lan, rồi thay tên bằng bao? Hậu Giang sẽ tập trung giảm thành sản xuất mía thông quan các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nếu không “quyết chiến”, cứ để mòn mỏi cây mía sẽ chết”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang chỉ ra. Có lẽ đây cũng là “thông điệp” gửi đến các nhà máy đường ở ĐBSCL, cần quan tâm đến những lợi ích hài hòa với nông dân trồng mía.

CAO PHONG

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang