• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhiễm giun sán trên chó và của chủ nuôi

Nguồn tin: Báo An Giang, 15/07/2015
Ngày cập nhật: 16/7/2015

Thạc sĩ Nguyễn Phi Bằng (Trường đại học An Giang) vừa thực hiện thành công đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó và mối tương quan đến tỷ lệ nhiễm giun sán của chủ nuôi tại TP.Long Xuyên”.

Chó và mèo được xem là vật nuôi gần gũi, thân thiết nhất của con người. Phong trào nuôi chó ở TP. Long Xuyên rất phát triển, chiếm hơn 10% tổng đàn cả tỉnh, sức khỏe của động vật cưng này rất được gia chủ quan tâm chăm sóc cả về nuôi dưỡng lẫn ý thức phòng bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên chó đã được kiểm soát rất hiệu quả bằng vaccine nhưng các bệnh ký sinh trùng (trong đó có bệnh giun sán vẫn tồn tại và lây lan) lại chưa được quan tâm đúng mức. Sự phát triển và lây lan của giun sán trên chó không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chó, mà còn gây ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh truyền nhiễm của các loại vaccine. Hơn thế, sự phổ biến của các loại giun sán trên chó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Sự gần gũi yêu thương thú cưng của mình qua hành vi ôm ấp, vuốt ve vô tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh giun sán trên chó có thể truyền lây sang người, như: Ancylostoma braziliense, Dipylidium canium, Ancylostoma canium, Toxocara canis...

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự lưu hành của các loài giun sán trên chó nuôi tại TP. Long Xuyên và các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó bằng phương pháp kiểm tra phân của Wilis, Benedek. Các số liệu thu thập từ phòng thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Minitab ver. 15 để phân tích và đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chó tại địa bàn khảo sát có tỷ lệ nhiễm 73,67%. Qua định danh phân loại cho thấy, chó bị nhiễm 2 lớp Nematoda và Cestoda. Trong đó, lớp Nematoda có 5 loài là Ancylostoma canium, Ancylostoma braziliens, Toxocara canis, Toxascaris leonine, Trichocephaplus vulpis; kế tiếp là Cestoda có 3 loài Dipylidium canium, Spirometra canium và Taenia sp. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh là nuôi chó thả rông, vệ sinh kém, không thực hiện tẩy giun sán định kỳ. Tỷ lệ nhiễm Toxocara sp. trên người có nuôi chó (43,40%) và trên người không nuôi chó (17,65%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan RR (relative ratio) = 2,46.

Nuôi chó thả rông

Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 8 loài giun sán, trong đó có 5 loài giun tròn là: Ancylostoma braziliense, Ancylostoma canium, Toxocara canis, Toxascaris leonine, Trichocephaplus vulpis và 3 loài thuộc lớp sán dây: Dipylidium canium, Taenia sp., Spirometra canium. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh giun sán trên chó là vệ sinh thú y kém (tắm chải ít hơn 1 lần/tuần), nuôi chó thả rông, không thực hiện tẩy giun định kỳ. Trong 8 loài được tìm thấy, có 6 loài có khả năng lây truyền sang người là: Ancylostoma braziliense, Ancylostoma canium, Toxocara canis, Dipylidium canium, Taenia sp, Spirometra mansoni. Toxocara canis là loài truyền lây qua người phổ biến có tỷ lệ nhiễm trên người 33,33%, tỷ lệ nhiễm giữa người nuôi chó và người không nuôi chó có hệ số tương quan là RR = 2,46; trong khi đó tỷ lệ nhiễm giữa người thường xuyên chăm sóc chó và người không thường xuyên chăm sóc chó có hệ số tương quan là RR = 4,11. Hay người có nuôi chó có nguy cơ nhiễm cao hơn người không nuôi chó là 2,46 lần và người thường xuyên tiếp xúc với chó có nguy cơ nhiễm cao hơn 4,11 lần người không thường xuyên tiếp xúc với chó.

“Kết quả đề tài có thể giúp cán bộ thú y đánh giá đúng mức độ lưu hành bệnh do giun sán trên chó, nêu được các đặc điểm dịch tễ và chỉ rõ những nguy cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó, góp phần hạn chế sự lây lan và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bổ sung thêm tư liệu khoa học cho các nghiên cứu về giun sán từ chó lây sang người” - Thạc sĩ Nguyễn Phi Bằng cho biết.

Từ kết quả nghiên cứu, Thạc sĩ Nguyễn Phi Bằng khuyến nghị ngành Thú y cần có chương trình tẩy giun sán trên chó mở rộng, đều đặn để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun sán đến mức thấp nhất. Có kế hoạch tuyên truyền nâng cao ý thức người nuôi chó, tránh thả rông tự do và thực hiện tẩy giun sán 4 - 6 tháng/lần. Có biện pháp xử lý hành chính đối với hộ nuôi chó thả rông, để chó phóng uế bừa bãi làm tăng khả phát tán trứng (đốt) giun sán ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Cán bộ thú y cần nắm rõ các loài giun sán có khả năng truyền lây sang người, các kiến thức phòng tránh bệnh và phổ biến kiến thức, các con đường truyền lây bệnh giun sán từ chó sang người. Nhắc nhở người nuôi chó nên xổ giun sán trước khi tiêm phòng. Người nuôi chó và thường xuyên tiếp xúc với chó thực hiện tẩy giun định kỳ 4 - 6 tháng/lần, vệ sinh chó thường xuyên 1 - 3 lần/tuần và quản lý tốt.

HẠNH CHÂU

Các tin khác

30/12/2015
28/12/2015
26/12/2015
24/12/2015
18/12/2015
16/12/2015
15/12/2015
12/12/2015
11/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang