• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý tổng hợp đới bờ: Hiệu quả bước đầu

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 09/06/2015
Ngày cập nhật: 10/6/2015

Quảng Ngãi xác định đến năm 2020 sẽ là một trong những tỉnh mạnh, giàu về biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển và hải đảo. Thời gian qua, ngành chức năng đã tăng cường công tác bảo vệ, quản lý vùng đới bờ và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh ven biển có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, với nguồn tài nguyên dồi dào, điều kiện thuận lợi. Tỉnh có 5 huyện, đảo giáp biển là Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, TP. Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn, có 6 cửa sông lớn, tổng diện tích khoảng 1.636km2. Nếu tính phần từ bờ biển đến 6 hải lý, Quảng Ngãi có diện tích khoảng 2.000km2, tài nguyên biển dồi dào, có rạn san hô, hải sản sinh sống nhiều tầng quý hiếm...

Một số dự án vùng nuôi tôm trong tỉnh đã ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng biển, quản lý vùng ven biển và hải đảo ở Quảng Ngãi thời gian qua chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Nguyên nhân là hoạt động, khai thác sử dụng biển đảo vẫn mang tính tự phát, tập trung vào ngắn hạn, không tuân thủ quy hoạch. Trong khi đó, các ngành chức năng, các địa phương ven biển chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa có biện pháp để ngăn chặn.

Trước thực trạng này, tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt dự án tổng thể Quản lý tổng hợp đới bờ giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 để có cơ sở điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Trên cơ sở này, văn phòng Ban chỉ đạo quản lý vùng đới bờ được thành lập, Quy chế hoạt động và Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh cũng được thông qua.

Bên cạnh đó, sau khi thành lập, Chi cục Biển và Hải đảo đã mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, liên kết quản lý tổng hợp giữa các ngành, các địa phương; phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về quản lý đới bờ, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, ngăn chặn nạn khai thác trái phép rạn san hô, rong mơ. Ngoài ra, ngành chức năng triển khai các mô hình hoạt động giảm thiểu và ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến môi trường do sự phát triển của các hoạt động kinh tế tổng hợp, như mô hình trồng rừng ngập mặn ở Bình Sơn, trồng rừng ven biển...

Đi đôi với triển khai các mô hình, Quảng Ngãi đã linh hoạt, nhanh chóng rút ra những bài học kinh nghiệm từ các nước và dự án do Vương quốc Hà Lan hỗ trợ cho Đà Nẵng, Quảng Nam và vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) thực hiện điểm trong 3 năm (1994 - 1996) về quản lý tổng hợp ven đới bờ để áp dụng hiệu quả cho các vùng ven biển trong tỉnh. Tại huyện đảo Lý Sơn, Chi cục Biển và Hải đảo lồng ghép các phương thức hoạt động của dự án trên cơ sở tham khảo thực tiễn ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

Cũng từ việc tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng vùng ven biển Quảng Ngãi trong việc quản lý tổng hợp đới bờ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Một số địa phương đã bắt đầu áp dụng công tác quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng đới bờ. Nhiều vùng ven biển cá tôm, nguồn lợi tài nguyên biển đã sinh sôi trở lại. Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu (Bình Sơn) cho biết: Nhờ việc triển khai dự án, đến nay, vùng biển Bình Châu đã hạn chế nhiều trong việc khai thác trái phép rong mơ, san hô. Xã đã quản lý được 6 - 7 km diện tích ven bờ, với chiều rộng khoảng 1 hải lý. Vùng ven biển này hiện đã xuất hiện các loại cá sọc dưa, cá mú, cá nháy, tôm hùm. Mùa tháng ba về đã có cá cơm xuất hiện đáng kể. Đây là dấu hiệu hệ sinh thái vùng đới bờ đang dần phục hồi.

Còn ở vùng ven biển Bình Hải (Bình Sơn) người dân đã bước đầu nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ rong mơ, những tác động xấu của việc khai thác san hô bừa bãi. Ở vùng biển xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) người dân đã thấy rõ hiệu quả của rừng dừa nước trong việc cải tạo môi trường vùng ven biển. Nhiều người dân ở các xã biển Mộ Đức, Đức Phổ nhận thức rõ hơn việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm. Ông Đỗ Ngọc Vinh – Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo, cho biết: Trong thời gian đến, Chi cục tiếp tục truyên truyền bảo vệ môi trường biển, tham mưu cho các địa phương trong việc xử lý các đối tượng vi phạm môi trường biển. Đồng thời, sẽ mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế nghiên cứu bảo vệ vùng đới bờ Quảng Ngãi.

TRƯỜNG AN

Các tin khác

30/12/2015
28/12/2015
26/12/2015
24/12/2015
18/12/2015
16/12/2015
15/12/2015
12/12/2015
11/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang