• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sóc, nhen “tấn công” nhà vườn núi Cấm (An Giang)

Nguồn tin: Báo An Giang, 28/09/2015
Ngày cập nhật: 29/9/2015

Tình trạng sóc, nhen cắn phá vườn trái cây của nông dân trồng cây ăn trái đã diễn ra từ rất lâu, gây thiệt hại rất lớn cho nhà vườn vùng Bảy núi. Nhiều giải pháp được đưa ra, song chưa thể giải quyết triệt để tình trạng này.

Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ quanh năm mà nhiều năm qua, nông dân trên đỉnh núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) đã áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng xen canh một số loại cây ăn trái như dâu, cam, quýt, tiêu… Hàng năm, cứ vào đầu mùa mưa, nhà vườn trồng sầu riêng trên núi Cấm lại tất bật chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Tuy nhiên, khi gần đến thu hoạch thì bà con lại đau đầu trước tình trạng sóc, nhen phá hoại. Theo nhiều nông dân thì thiệt hại do động vật gặm nhấm này gây ra ước tính khoảng 15 - 30% sản lượng. Chị Kim Phượng, ngụ ấp Vồ Đầu (xã An Hảo), cho biết, cứ vào thời điểm bắt đầu thu hoạch trái là sóc, nhen cũng bắt đầu kéo về. Ở trái sầu riêng, chúng thường cắn từ phần cuốn một lỗ khá lớn nên trái không thể bán được. Không chỉ cắn phá trái đã chín mà những trái còn non cũng bị chúng cắn phá. “Đợi đến lúc sầu riêng rụng mình mới biết là trái chín. Trái rụng ra xem thì thấy đã bị thủng lổ rồi. Nhiều trái thấy cắn ít, đem về chẻ ra thử thì trái chưa chín, làm sao mình ăn được” – chị Phượng chia sẻ. Chị cho biết thêm, không chỉ có sầu riêng mà dừa hay quýt cũng vậy, bị khoét bụng, rơi rụng khắp vườn.

Cắn phá trái cây

Do trái cây là nguồn thực phẩm sinh sống của sóc nên nhà vườn phải chịu nhiều thiệt hại lớn, đôi khi mất trắng nếu không có những cách ngăn ngừa hiệu quả. Để hạn chế tình trạng cắn phá, nhiều nông dân như anh Phạm Hoài Phương đã áp dụng một số biện pháp để săn đuổi sóc. Nhà anh Phương có khoảng 20 gốc sầu riêng. Mỗi cây, anh treo chiếc mâm cùng thanh sắt trên cành rồi dùng một sợi dây nối vào nhà. Hễ nghe tiếng động ngoài vườn thì giật dây. Chiếc mâm va chạm với thanh sắt, kêu leng keng. Sóc nghe tiếng động, chạy hoảng loạng. Hay như anh Tuấn thì bảo vệ trái cây của vườn mình bằng cách dùng bẫy lồng. Theo anh, chỉ cần quan sát và nắm chắc đường đi của chúng và đặt bẫy là bắt được. Muốn đặt bẫy chỉ cần buộc lồng vào những cành cây, nơi chúng thường hay di chuyển, đặt mồi là mít chín, chuối hay sầu riêng cắt nhỏ ra là có thể bắt được chúng. Ngoài ra, còn có thể dùng nhiều cách khác như dùng thuốc hay chặt, mé cành để tạo khoảng cách giữa các cây, không cho chúng nhảy từ cây này sang cây khác…

Sầu riêng là loại trái cây thường bị sóc, nhen cắn phá

Tuy nhiên, dù bằng phương pháp gì, cũng chỉ hạn chế sóc, nhen cắn phá nhất thời chứ chưa phải là biện pháp lâu dài. Nguyên nhân là không có phương thức nào thật sự hữu hiệu, trong khi những cách truyền thống như đặt bẫy, xua đuổi rất kém hiệu quả. Đồng thời, các phương pháp chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết, nên mang lại hiệu quả không cao. Nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì tình trạng sóc tấn công phá hoại trái cây sẽ còn ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân núi Cấm. Theo dân làm vườn, sóc là loài sinh sản nhanh. Vì thế, bên cạnh những biện pháp phòng ngừa của các nông hộ, rất cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng nhằm tìm ra giải pháp thích hợp, giúp nông dân ngăn chặn tình trạng sóc phá hoại.

Sóc, nhen là loài động vật gặm nhấm, trọng lượng bình quân khoảng 250g/con. Chúng có thể bay nhảy từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng. Loài này hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Nhiều nhà vườn cho biết, sóc đi thành từng bầy từ 3 - 5 con, thường ăn những trái cây vừa chín tới.

ĐỨC TOÀN

Các tin khác

30/12/2015
28/12/2015
26/12/2015
24/12/2015
18/12/2015
16/12/2015
15/12/2015
12/12/2015
11/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang