• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một người dân muốn góp sức diệt lục bình

Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 04/09/2015
Ngày cập nhật: 9/9/2015

Người đàn ông đó tên là Lâm Hồng Sen, 43 tuổi, ngụ khu phố Ninh Thọ, phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh. Trước nạn lục bình đang ngày càng “lộng hành” trên sông Vàm Cỏ Đông, ông Sen mong muốn đóng góp sức mình để diệt loại bèo ngoại lai này.

Anh Lâm Hồng Sen - người muốn góp sức diệt lục bình.

Gần một tháng nay, dọc hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy ngang địa phận huyện Châu Thành, hầu như lúc nào cũng có một người đàn ông âm thầm tìm hiểu về lục bình. Có lúc ông đứng trên cầu Gò Chai ngắm dòng lục bình trôi lên trôi xuống.

Có khi ông đứng ở một doi vịnh xem lục bình cuốn vào bờ như thế nào. Lúc khác, ông có mặt ở vùng hạ lưu sông Vàm để quan sát xem sau khi lục bình bị đẩy, đuổi ra khỏi bờ chúng trôi về đâu, có gây ách tắc giao thông đường thuỷ hay không? Ông vớt vài bụi lục bình trên sông, chuyển đến một công ty ở ngoài tỉnh, nhờ nghiên cứu thành phần hoá học, hữu cơ, dinh dưỡng trong thân lục bình để xem thích hợp đến mức nào khi chế biến chúng thành thức ăn gia súc.

Người đàn ông này còn vớt bốn bao tải lục bình, đem về lò sấy không khói của mình sấy thử để tính toán thời gian, công sức, chi phí xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông. Người đàn ông đó tên là Lâm Hồng Sen, 43 tuổi, ngụ khu phố Ninh Thọ, phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh. Trước nạn lục bình đang ngày càng “lộng hành” trên sông Vàm Cỏ Đông, ông Sen mong muốn đóng góp sức mình để diệt loại bèo ngoại lai này.

Xử lý gọn nhẹ

Sau khi tính toán kỹ càng, ông Sen đưa ra phương án xử lý lục bình một cách gọn nhẹ và hiệu quả nhất. Theo dự kiến của ông Sen, ông sẽ chọn một bãi đất trống tại bến phà Gò Chai cũ (phía bên xã Thanh Điền) để làm nơi trục vớt và vận chuyển lục bình.

Lý do chọn địa điểm tại bến phà Gò Chai cũ là vì ở đó có cái vịnh khá rộng, khi nước chảy, tự nhiên lục bình bị cuốn vào đó dày đặc. Ông trình bày: “Tôi nhận thấy, chỉ khi nào lục bình trong vịnh này đầy cứng, không thể tấp vào được nữa, chúng mới trôi đi nơi khác. Cần thiết, tôi sẽ lắp thêm một hệ thống hứng đón lục bình. Hệ thống này gồm hai cây tre dài, bố trí như hình rẻ quạt, dùng phao làm nổi trên mặt nước.

Khi lục bình trôi xuống, được hai cây này hứng đón lại và lợi dụng sức gió, dòng chảy lùa vào góc nhọn giữa hai cây tre. Tại góc nhọn đó, sẽ có một băng chuyền tự động để tải lục bình thẳng vào máng xe chở rác đậu trên bờ. Khi đầy máng, xe sẽ ép lục bình vào trong thùng. Xe nén đến khi lục bình đầy thùng thì tài xế chở thẳng về lò sấy.

Trong khi chiếc xe rác chuyên dùng thứ nhất chở rác về thì chiếc xe rác chuyên dùng thứ hai thế vào vị trí hứng lục bình. Cứ thế, hai xe thay phiên nhau chở lục bình về lò sấy”. Lý do ông Sen chọn xe rác chuyên dùng để làm việc này là vì khi xe ép lục bình vào thùng, nước sông từ gốc, rễ lục bình chảy ra, khô bớt, nhẹ cho việc sấy. Thứ hai, loại xe này nén chặt, chở được cả chục tấn lục bình một chuyến, hiệu quả cao hơn các loại xe tải thông thường khác.

Khi lục bình được đưa về tới lò sấy, hệ thống băng tải sẽ tự động chuyển lục bình vào lò và sấy khô. Lò sấy của ông có 9 tầng băng chuyền hoạt động cùng một lúc. Hiện nay, lò sấy này đang dùng để sấy gia công cây trinh nữ hoàng cung để làm thuốc Đông y.

Lý do mà ông Sen muốn chuyển đổi công năng lò sấy của ông là vì hiện nay, “đầu ra” của cây trinh nữ hoàng cung quá chậm, khiến lò sấy của ông hoạt động không hết công suất, thậm chí có thời điểm phải đóng cửa ngưng hoạt động cả tháng.

Ông Sen cho biết, ông đã sấy thí nghiệm cây lục bình và kết quả cho thấy, thời gian làm khô lục bình chỉ bằng 1/3 thời gian so với sấy cây trinh nữ hoàng cung. “Sấy cây trinh nữ hoàng cung cần 90 phút mới khô, còn cây lục bình chỉ cần sấy khoảng 30 phút là đã khô ran.

Lý do, cây trinh nữ hoàng cung có kết cấu mô bì nhỏ, cần có thời gian dài và hơi nóng cao mới làm các mô bì này vỡ ra, còn lục bình mô bì to, xốp, dễ vỡ, nên chỉ có hơi nóng là chúng vỡ ra, xẹp xuống”, ông Sen nói.

Anh Sen điều khiển lò sấy không khói.

Lục bình sau khi sấy khô, sẽ đóng lại thành từng kiện nhỏ và dùng làm thức ăn gia súc. Hiện tại, đã có một công ty ở ngoài tỉnh (xin không nêu tên) đã đặt hàng mua số lượng lục bình khá lớn để làm thức ăn gia súc. Như vậy, xét về mặt lý thuyết thì phương án xử lý lục bình của ông Sen khá gọn nhẹ và tiện cả đôi đường, vừa dọn sạch dòng sông, vừa có ích cho việc chăn nuôi gia súc.

Cần xem xét hỗ trợ

Tuy nhiên, để dự án này triển khai ra thực tế thì một người dân có điều kiện kinh tế hạn hẹp như ông Sen không đủ “sức” để thực hiện. Vì vậy, hiện nay, ông rất cần được sự hỗ trợ từ phía chính quyền hoặc của ngành chức năng. Ông Sen trình bày: Thứ nhất, ông cần được giao quyền sử dụng phần đất công khoảng 0,1 ha tại bến phà Gò Chai cũ (xã Thanh Điền) để làm nơi trục vớt, tập kết lục bình.

Thứ hai, ông cần được hỗ trợ ít nhất hai chiếc xe chở rác chuyên dùng để vận chuyển lục bình. “Các xe chở rác chuyên dùng này cũ cũng được, miễn còn hoạt động được là đạt yêu cầu”, ông Sen khẳng định.

Theo lời giải thích của ông Sen, sở dĩ ông cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền hoặc của ngành chức năng về hai vấn đề trên, vì giá bán lục bình làm thức ăn gia súc hiện tại khá thấp, chỉ khoảng từ 3.500 đồng - 4.000 đồng/kg và phải vận chuyển gần 200km để giao tận nơi thu mua. Với mức giá này, chỉ đủ chi phí trả tiền công nhân, xăng dầu, khấu hao máy móc, chứ không thể có dư để thuê đất làm bến bãi và mua xe chở rác chuyên dùng.

Hiện nay, tỉnh ta đang áp dụng biện pháp xử lý lục bình bằng cách tháo dỡ cọc, chà và đẩy, đuổi lục bình ở hai bên bờ sông ra giữa dòng để lục bình trôi về hướng hạ nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Biện pháp này chỉ mang tính tình thế chứ không thể lâu dài. Do vậy, phương án vớt lục bình đem về sấy khô để làm thức ăn gia súc của ông Sen cũng là phương pháp rất đáng xem xét.

Đại Dương

Các tin khác

30/12/2015
28/12/2015
26/12/2015
24/12/2015
18/12/2015
16/12/2015
15/12/2015
12/12/2015
11/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang