• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lệ Mật (Hà Nội): Phát huy nghề truyền thống

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 28/08/2015
Ngày cập nhật: 29/8/2015

Làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề bắt, nuôi và chế biến rắn. Đây là một nghề độc đáo có lịch sử hàng trăm năm mà ít nơi nào có.

Ngày nay, Lệ Mật đang phát triển kinh tế hiệu quả với mô hình làng nghề kết hợp với ẩm thực và du lịch.

Nghề bí truyền hàng trăm năm

Bắt rắn được coi như một nghề bí truyền của riêng người dân Lệ Mật mà từ người già đến trẻ, thanh niên hay phụ nữ đều có kỹ thuật điêu luyện. Trước kia, người làng Lệ Mật thường rong ruổi khắp các tỉnh, thành để bắt rắn. Ông Trương Xuân Triệu, một người có trên 50 năm kinh nghiệm trong nghề này cho biết, bắt rắn là một nghề rất nguy hiểm. Để bắt được rắn, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm cũng như bản lĩnh vững vàng. Bởi chỉ một chút sơ sẩy khi hành nghề để bị rắn cắn là có thể phải đánh đổi cả tính mạng. Bản thân ông cũng vì một lần sơ sẩy nên bị rắn cắn phải mang tật ở tay suốt đời.

Lễ hội làng Lệ Mật luôn thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: Tất Sơn

Có một thời gian dài, làng nghề chững lại. Đến đầu những năm 2000, nghề nuôi, chế biến các món ăn từ rắn mới được người làng Lệ Mật khôi phục. Để xây dựng một hệ thống chuồng trại nuôi rắn cần có quỹ đất rộng, cách xa khu dân cư. Chuồng cho một con rắn trưởng thành có chiều sâu khoảng 70cm, cao 40cm. Tất cả đều phải được xây kiên cố và có nắp đậy chắc chắn. Mấy năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất dành cho nuôi rắn bị thu hẹp nên số hộ nuôi rắn ở Lệ Mật đã giảm đáng kể. Hiện nay, cả làng chỉ còn khoảng hơn 20 hộ chăn nuôi và kinh doanh các sản phẩm từ rắn, chủ yếu là các loài như rắn ráo, ráo trâu, hổ mang…

Phát triển ẩm thực và du lịch

Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng Trần Văn Vỹ cho biết, việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách của địa phương. Năm 2014, doanh thu từ chăn nuôi, chế biến, du lịch và dịch vụ ẩm thực của làng nghề đạt trên 48 tỷ đồng. Ngoài nuôi rắn, người dân Lệ Mật còn làm du lịch sinh thái kết hợp ẩm thực, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương vừa để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Mỗi ngày, Lệ Mật đón hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản từ rắn. Để duy trì và phát triển bền vững nghề truyền thống của làng, UBND phường Việt Hưng đã xây dựng đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch, ẩm thực. Theo đó, đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mời các chuyên gia có kinh nghiệm về tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi rắn, hỗ trợ kinh phí mua rắn giống và các thủ tục pháp lý trong việc xin giấy phép cho các hộ chăn nuôi.

“Để hút khách du lịch đến tham quan và thưởng thức ẩm thực từ rắn, phường Việt Hưng đang quan tâm đảm bảo tốt VSMT, an toàn trong khu dân cư và hoàn thiện đề án tuyến phố ẩm thực. Ngoài ra, phường đang hoàn thiện đề án xây dựng Trung tâm giới thiệu làng nghề. Dự kiến sẽ có gian trưng bày, nhà trình diễn, khu nuôi rắn tập trung giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của rắn, phục vụ khách đến tham quan du lịch, phát huy hiệu quả liên kết giữa làng nghề truyền thống, du lịch và ẩm thực” - ông Vỹ chia sẻ.

“Rắn là loài vật dễ nuôi, quan trọng là phải hiểu được đặc tính sinh học của chúng. Nuôi rắn, khâu khó nhất là việc ấp trứng. Mùa sinh sản của rắn vào khoảng từ tháng Giêng đến cuối tháng 3 âm lịch. Bình thường, một con rắn cái đẻ từ 18 – 20 quả trứng. Khi rắn đẻ, phải lấy trứng ra ngoài ủ vào cát hoặc trấu đảm bảo đủ độ ẩm cũng như nhiệt độ phù hợp để trứng có thể nở. Tỷ lệ rắn con sống sót từ khi trứng nở đến lúc trưởng thành chỉ đạt khoảng 70 - 80%. Một con rắn con nuôi từ khi mới nở đến lúc trưởng thành phải mất thời gian 3 năm. Khi trưởng thành, rắn có cân nặng trung bình từ 2,5 - 3kg” - anh Trương Xuân Khải - nhân viên trại rắn Quốc Phương chia sẻ.

Nguyễn Nga

Các tin khác

30/12/2015
28/12/2015
26/12/2015
24/12/2015
18/12/2015
16/12/2015
15/12/2015
12/12/2015
11/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang