• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: "Kỳ tích" K'Long

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 12/05/2014
Ngày cập nhật: 13/5/2014

“Họ làm được thì mình cũng làm được, cái nào không biết thì hỏi thêm, phải thay đổi thì con cháu mình mới thoát nghèo được”- Trưởng thôn K’Hùng bồi hồi kể lại những ngày ông và nhiều người Cơ Ho khác ở thôn K’Long thay đổi cơ cấu cây trồng, đến với cây rau hoa thương phẩm. Đất không phụ lòng người, bằng sự quyết tâm và thay đổi tích cực, những người Cơ Ho ở K’Long (Lâm Đồng) đã làm nên kỳ tích, trở thành vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nhất xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Đổi đời nhờ rau, hoa

Theo chỉ dẫn “nằm ngay bên đường quốc lộ, cứ nhà nào trồng hoa nhiều nhất” của nhiều người dân xã Hiệp An, chúng tôi dễ dàng tìm đến nhà trưởng thôn K’Hùng. Quả thật đúng với lời miêu tả của nhiều người, ngôi nhà khang trang, xung quanh phải đến hơn 7 sào bông lay-ơn đang ra nụ, vừa khen “nhà nhiều bông, nhiều đất quá”, ông chỉ cười xòa “là nhờ trồng hoa, trồng rau hết đấy”.

Thế rồi ông kể lại những thay đổi đã giúp ông và 375 hộ đồng bào thôn K’Long làm nên kỳ tích, đổi đời “ngày xưa chỉ biết theo ông bà trồng lúa thôi, luẩn quẩn cây lúa, con gà mãi đến năm 2000 mới bắt đầu chuyển qua trồng rau hoa thương phẩm, cũng từ đó đời sống bà con khấm khá hẳn, xây được nhà, mua được xe, cho con đi học và thuê thêm đất để làm nữa”.

Cũng giống ông K’Hùng, ông K’Bét cũng mạnh dạn thử trồng rau, hoa thay vì trồng lúa như bao đời trước, ông kể “thấy người Kinh thuê đất của mình trồng, mình nghĩ tại sao mình không trồng, họ làm được mình cũng phải làm được, thế là trồng thử”. Sau khi trồng rau và thành công trên gần 3ha đất nhà mình, ông K’Bét và những người tiên phong khác vận động người dân trong thôn làm theo.

Ông K’Bét đang chăm sóc cho vườn hành sắp thu hoạch, một sào hành lá dự tính sẽ đem lại cho gia đình ông 10 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Ảnh: Phan Nhân

Theo lời kể của nhiều già làng trong thôn, K’Long xưa chỉ là mảnh đất nghèo với đa số đồng bào dân tộc Cơ Ho sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, mùa mưa thì trồng lúa, mùa khô thì bỏ ruộng cho trâu bò tìm cỏ ăn. Nhưng hơn 10 năm nay, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con nơi đây đã làm nên diện mạo mới cho mảnh đất ở cửa ngõ Đà Lạt này. Hiện đồng bào dân tộc ở đây có 375 hộ với 1.900 khẩu, đa số là người Cơ Ho và 3 hộ người Chăm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8 hộ, cận nghèo 10 hộ.

Đồng bào thôn K’Long hiện nay chỉ trồng một diện tích lúa nước nhỏ để sử dụng trong gia đình, còn lại “mùa nào thức ấy” các loại rau như xà lách, bắp sú, hành, cà chua… được bà con luân phiên trồng, đặc biệt diện tích hoa lay-ơn ở đây là một trong những nguồn ổn định cung cấp cho thị trường cả nước.

Hướng đi vững chắc

Thay đổi cách nghĩ từ xác định hướng đi là trồng rau, hoa thương phẩm, tập tục canh tác của đồng bào ở K’Long cũng ngày càng tiến bộ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những vườn rau, hoa bạt ngàn của bà con ở đây đa số đều được bắc hệ thống tưới nước tự động, dùng bạt nhựa phủ luống, kỹ thuật dùng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân ai nấy đều thuần thục.

Không chỉ từ bỏ các tập tục canh tác lạc hậu, bà con K’Long còn biết tự gây giống cây trồng cho các mùa vụ và bán củ giống. Vừa thoăn thoắt lựa củ hoa lay ơn làm giống để bán, chị Ka Hồng (K’Long B) vừa tâm sự “Làm rau, hoa khỏe hơn trồng lúa nhiều, lúa chăm sóc vất vả mà chỉ đủ ăn còn làm rau, hoa

được Nhà nước hướng dẫn kỹ thuật nên trồng khỏe hơn mà lại có của dư giả”. Chị cho biết thêm cứ một 1kg củ giống lay-ơn giá thị trường khoảng 30-35 ngàn đồng/kg, cứ 1 sào đất thu khoảng 1 tấn rưỡi củ, đây cũng là một nguồn thu nhập lớn cho bà con, “tuy nhiên thời gian hơi lâu, mất khoảng 4 tháng nhưng lại an toàn không lo giá thị trường bấp bênh” - chị nói.

Gia đình K’Poàn lựa giống củ hoa lay-ơn để bán và trồng vụ tiếp theo. Ảnh: Phan Nhân

Kinh tế phát triển nên đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở K’Long cũng trở nên đủ đầy hơn, 100% có lưới điện quốc gia và sử dụng nước sạch sinh hoạt, 100% con em đến trường. Theo số liệu của UBND xã Hiệp An, điều đặc biệt nhất ở K’Long hiện nay chính là thôn có tỷ lệ học sinh - sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng cao nhất xã. Đây cũng chính là niềm tự hào nhất của bà con K’Long bởi “đời mình khổ nhiều vì thiếu cái chữ, bây giờ phải cho con cháu đi học, sau này về làm giàu cho thôn”- già K’Bét vui vẻ nói.

Bà Lê Thị Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An nhận xét “Thôn K’Long là một thôn có đời sống kinh tế phát triển nhất trong các thôn có đông người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu nhập bình quân đầu người khoảng 28-29 triệu đồng/người/năm, tập tục lạc hậu cũng bị xóa bỏ. K’Long thật đáng là tấm gương cho các thôn khác noi theo”.

Về K’Long những ngày này mới thấy hết vẻ trù phú của nơi đây, những cánh đồng rộng lớn phủ đủ sắc của lay ơn, của rau xanh biếc. Được sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền, bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang xác định được hướng đi vững chắc phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo cuộc sống. Từ những “kỳ tích” đã làm được, bà con K’Long cũng đang tiến dần đến nông nghiệp công nghệ cao, những ngôi nhà kính, nhà lưới cũng đang mọc dần lên, tin rằng trong tương lai không xa, nơi đây cũng sẽ là một trong những vùng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, xứng đáng “kỳ tích” K’Long.

Diễm Thương

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang