• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khổ vì ốc bươu vàng tàn phá lúa non

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 09/01/2014
Ngày cập nhật: 11/1/2014

Nông dân ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đang khổ sở vì nạn ốc bươu vàng hoành hành tàn phá lúa non. Ban đêm, nhiều gia đình phải huy động cả nhà ra đồng chong đèn bắt ốc.

* Chong đèn bắt ốc

Những ngày này, đi tới đâu cũng nghe lời than của nông dân về nạn ốc bươu vàng tàn phá lúa. Trên nhiều cánh đồng ở xã Tịnh Hà, xác cây lúa non vừa gieo sạ bị ốc bươu vàng cắn phá be bét, nằm nghiêng ngã nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Nông dân Nguyễn Thị Bé ở đội 7, thôn Thọ Lộc than thở: “Chưa năm nào bà con chúng tôi lại khốn khổ như vầy. Chẳng biết ốc từ đâu chui lên dày đặc cắn nát hết lúa. Sáng ra nhìn ruộng lúa thưa dần mà xót cả ruột. Tình trạng này kéo dài thêm vài ngày nữa thì chẳng còn cây lúa nào sống sót nổi với chúng.”.

Ốc bươu vàng dày đặc trên đồng ruộng.

Theo bà Bé, vụ này gia đình bà xuống giống 5 sào ruộng đều bị ốc bươu vàng cắn phá. Nặng nhất là 2 sào ruộng ở vùng trũng, bà bắt được tới 10 xô ốc bươu vàng. Ban ngày bắt không xuể, ban đêm gia đình bà lại phải chong đèn bắt mà vẫn không hết.

Kế bên là ruộng của bà Nguyễn Thị Huệ gần 2 sào sạ được 20 ngày cũng bị ốc bươu vàng cắn phá, ruộng lúa chỉ còn loe ngoe vài cây. Bà Huệ rầu rĩ: “Đầu đuôi tui có bấy nhiêu ruộng, kiểu này không biết lấy gì mà ăn? Ngày nào tui cũng phải ra ruộng canh bắt ốc để cứu lúa, nhưng vẫn không hết. Không biết ở đâu mà chúng xuất hiện nhiều quá chừng”.

Chưa năm nào người dân ở đây lại rơi vào tình cảnh ngày đêm phải bám đồng ruộng như bây giờ. Quanh đây ruộng lúa của ai cũng bị ốc bươu vàng cắn phá. Nhiều hộ dân đã bắt được cả mấy chục ký ốc bươu vàng đem về cho gà, vịt, cá ăn.

Lúa non bị ốc bươu vàng cắn phá nổi bồng bềnh khắp các cánh đồng.

Nhiều nông dân cho biết sau trận lụt vừa qua, ốc bươu vàng xuất hiện và sinh sôi nảy nở rất nhanh. Vì bắt ốc không xuể nên nhiều người đành chấp nhận sạ lại, có người thì phó mặt cho chúng tha hồ hoành hành, đợi một thời gian nữa xin mạ của nông dân khác về cấy. Một số khác phải mua thuốc bảo vệ thực vật về phun để cứu lúa.

* Không nên sử dụng thuốc hóa học

Ốc bươu vàng có tên khoa học là Pomacea sp là một loài thuộc nhóm ốc lớn có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam từ năm 1986 nuôi trong bể xi măng rồi sau đó được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn thực phẩm cung cấp cho người và động vật nuôi.

Đặc biệt, năm 1992, hai công ty ở phía Nam liên doanh với Đài Loan nuôi ốc bươu vàng trên diện tích 23ha và cũng từ đó, loài động vật này đã xâm nhiễm vào hệ sinh thái và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng và trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, ốc bươu vàng là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất thế giới. Lúa gieo thẳng và lúa cấy mạ non là đối tượng bị ốc bươu vàng hại nặng nhất.

Để hạn chế sự phá hại của chúng, bà con nên dùng biện pháp thủ công là bắt.

Ước tính, mỗi năm cả nước có khoảng 25.000 ha lúa bị ốc bươu vàng gây hại. Nông dân ở các tỉnh miền Tây và miền Bắc đã và đang rất khổ sở vì chúng. Ngoài cây lúa, ốc bươu vàng còn trực tiếp hại rau muống, khoai sọ và nhiều cây trồng khác.

Theo ông Nguyễn Văn Hạ- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, để phòng trừ sinh vật nguy hiểm này, khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng biện pháp thủ công là bắt và tiêu diệt ốc bươu vàng và ổ trứng chứ không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi thuốc hóa học có hiệu quả trừ ốc bươu vàng khá cao, nhưng sẽ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người, gây tổn hại đến các loại động vật thuỷ sinh có lợi khác như: tôm, cua, cá, ếch, rắn…

Ốc bươu vàng ăn khoẻ, mau lớn và có sức sinh sản rất nhanh. Một con cái đẻ trung bình 2 lần trong 1 tháng, mỗi lần đẻ có thể đạt 500 trứng trong vòng một tuần, 2 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng, có thể sống tới 4- 6 năm và chịu được điều kiện rất khắc nghiệt.

Theo ông Hạ, sau lũ, ốc bươu vàng trôi theo dòng chảy nên có điều kiện phát tán rộng hơn. Trong điều kiện này, con người chỉ còn cách phải chung sống với ốc bươu vàng và có ý thức tiêu diệt chúng mọi lúc mọi nơi. Thấy ốc bươu vàng và ổ trứng xuất hiện ở đâu bà con nên thu gom để hạn chế sự phát tán. Cách hiệu quả nhất là trước khi gieo sạ, bà con nông dân nên sử dụng vôi để khử sạch đồng ruộng, chứ khi đã gieo sạ rồi mà sử dụng biện pháp này sẽ làm cháy cây lúa.

Bộ Nông nghiệp cấm kinh doanh ốc bươu vàng

Trước tình trạng hiểm họa ốc bươu vàng có nguy cơ bùng phát trở lại do thương lái tập trung thu mua xuất sang Trung Quốc, Bộ NNPTNT chỉ đạo các tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm và ngăn chặn hành vi phát tán sinh vật nguy hiểm này.

Để kịp thời ngăn chặn các vi phạm nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện ngay các vấn đề: Yêu cầu Sở NNPTNT tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng theo quy định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đặc biệt coi trọng, chỉ đạo khẩn trương và quyết liệt dẹp nạn ốc bươu vàng.

Ái Kiều

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang