• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ninh Bình: Một số biện pháp chống rét cho mạ và lúa sau khi cấy

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 19/02/2014
Ngày cập nhật: 21/2/2014

Trong những ngày vừa qua, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thì đợt không khí lạnh tràn về vào ngày 19-2 có thể gây rét đậm, rét hại trên diện rộng trong 3 - 4 ngày tới, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ và lúa sau khi cấy.

Che phủ nilon chống rét cho mạ ở huyện Gia Viễn. Ảnh: Tuấn Anh

Trước tình hình trên, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, nếu những ngày nhiệt độ dưới 150C thì dừng ngay việc cấy và chăm sóc cho lúa sau khi cấy, đồng thời thực hiện một số biện pháp kỹ thuật đối với từng trà lúa như sau:

1. Với diện tích trà xuân sớm: Tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, Gia Viễn và Tam Điệp (Ninh Bình), hiện nay lúa đang trong giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh, bà con cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt ruộng để tăng cường khả năng chống rét cũng như giúp cho lúa đẻ nhánh tập trung khi thời tiết nắng ấm trở lại.

2. Với diện tích lúa mới cấy: Cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt từ 2 - 3 cm để lấy nước làm áo giữ ấm chân mạ (tuyệt đối không được để ruộng khô cạn), tăng khả năng chống rét và khi thời tiết nắng ấm trở lại, cây lúa vươn lá mới và ra rễ trắng thì mới tiến hành chăm sóc, bón thúc như bình thường.

3. Với diện tích lúa gieo thẳng: Tiếp tục duy trì nước ở rãnh, đảm bảo mặt luống luôn đủ ẩm, nếu có điều kiện dùng tro bếp, rơm rạ bón đều trên mặt luống để tăng cường khả năng chống rét.

Đối với những diện tích gieo thẳng mà mộng mạ chưa gieo, trong điều kiện thời tiết rét đậm, bà con cần phải hãm mộng mạ, bằng cách rải đều ra nền cứng với độ dầy từ 7 – 10cm để hạn chế sự phát triển của mộng mạ và tranh thủ những lúc buổi trưa trời hửng nắng thì tiến hành gieo.

4. Với những diện tích mạ chưa cấy: Mạ đã được tuổi cấy, sinh trưởng, phát triển bình thường thì tiếp tục duy trì độ ẩm, che phủ nilon kín để giữ ấm cho mạ trong những ngày rét đậm, rét hại. Còn đối với những diện tích mạ mà sự sinh trưởng, phát triển kém, có biểu hiện lá vàng úa do chúng ta làm sướng mạ mỏng, không đủ dầy, không được bón lót đầy đủ và không được che nilon trong những ngày rét đậm, thì có thể dùng 100 – 200g supe lân pha loãng với nước phân chuồng hoai mục để tưới thường xuyên cho 1 m2 mạ (tuyệt đối không được tưới nước phân đạm) và che phủ nilon kín sẽ giúp cho cây mạ dần phục hồi và khi thời tiết nắng ấm trở lại thì cần đóng mở nilon cho hợp lý, đặc biệt là phải luyện mạ trước khi cấy.

Trong thời gian chờ đợi thời tiết ấm dần trở lại, bà con cần đẩy nhanh tiến độ làm đất với phương châm là ruộng chờ mạ, chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bươu vàng trước khi cấy.

Khi thời tiết nắng ấm trở lại, nhiệt độ trung bình > 15 độ C thì bà con cần huy động mọi nguồn lực để cấy nhanh, cấy gọn và cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất.

Lưu ý: Sau khi cấy xong, với những diện tích mạ dư thừa cần tiếp tục chăm sóc và bảo vệ để dự phòng trong trường hợp lúa bị khuyết dảnh, khuyết khóm thì vẫn có đủ mạ cùng tuổi, cùng giống để dặm bổ sung đảm bảo mật độ. Đồng thời cũng gieo dự phòng mạ bằng các giống ngắn ngày hoặc dự phòng giống để áp dụng biện pháp gieo thẳng cho kịp thời vụ nếu thời tiết tiếp tục diễn biến xấu và kéo dài gây chết lúa.

Thạc sỹ Bùi Hữu Ngọc - PGĐ Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang