• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lúa mùa nổi đang “sống lại”

Nguồn tin: An Giang, 12/11/2014
Ngày cập nhật: 13/11/2014

Bẵng đi một thời gian dài, gần như bị lãng quên, lúa mùa nổi nay đang được nhiều người quan tâm khôi phục qua những dự án, chiến lược…

Có thề nói, lúa mùa nổi đang “sống lại” cùng nông dân vùng đầu nguồn nước nổi An Giang.

Ba đời theo lúa mùa nổi

Lúa mùa nổi có một sức sống kỳ diệu. Nước (trong mùa nước nổi) lên tới đâu thì lúa vượt theo tới đó, đủ cao hơn mặt nước một chút để có thể “thở” và sống được cho đến khi nước rút đi thì trĩu bông chín vàng. Có năm lũ lớn, thân cây lúa mùa nổi vươn cao đến gần 4m. Gạo từ lúa mùa nổi ngon cơm, ngọt và lành (nói theo cách nói hiện nay là “siêu sạch” vì không dùng bất kỳ loại phân thuốc hóa học nào). Tuy nhiên, vì năng suất quá thấp mà thời gian sinh trưởng lại dài (6 tháng) nên lúa mùa nổi dần dà phải “nhường đất” cho các loại lúa cao sản.

Ông Nguyễn Văn Nào, một lão nông đã mấy chục năm làm lúa mùa nổi kể: Năm (1989) gia đình ông vào đây mang theo giống lúa Nàng Tây Đùm để trồng trên cánh đồng Vĩnh Phước này. Gần 20 công đất mà chỉ đủ gạo ăn, mùa nước nổi kiếm thêm cá đồng đắp đổi qua ngày. “Khó khăn lắm, nhưng đã mắc cái nghiệp với lúa mùa nổi rồi, không bỏ được. Khi ngoài Châu Phú lên đê bao, làm lúa ba vụ hết, tụi tui phải vào đây (xã Vĩnh Phước) vì ở đây chưa có bao đê. Nửa năm đạp đất đồng khô, nửa năm đi trên mặt nước, quyết bám lúa mùa nổi.” – ông Nào nhớ lại.

Cũng như gia đình lão nông Nguyễn Văn Nào, nhiều nông dân “nặng tình” với cây lúa mùa nổi ở huyện Châu Phú đã mang những giống lúa mùa nổi truyền thống vào trong vùng sâu của huyện Tri Tôn để trồng. Những nông dân này đã duy trì được hàng chục ha lúa mùa nổi ở hai xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (huyện Tri Tôn) với các giống truyền thống như Nàng Tây Đùm, Chệch Cụt, Bông Sen, Tây Bông Dừa…).

Lúa mùa nổi “Sống lại”

Năm 2013, một bước ngoặc mở ra với những nông dân trồng lúa mùa nổi ở Tri Tôn khi có nhiều dự án hỗ trợ họ duy trì và phát triển diện tích trồng lúa mùa nổi. Nhờ có sự hỗ trợ này, diện tích lúa mùa nổi ở Tri Tôn đang tăng lên nhanh.

Ông Trần Văn Đàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Phước cho biết: Năm 2013, với sự hỗ của tổ chức GIZ (Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, Trường Đại học An Giang, 21 hộ nông dân trồng lúa mùa nổi đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và chi phí để thành lập các tổ hợp tác trồng lúa mùa nổi. “Trong năm đầu (2013), tổng diện tích lúa mùa nổi ở đây (Vĩnh Phước và Lương An Trà) là 43 ha; năm 2014 tăng lên là 92 ha. Theo kế hoạch năm 2015 sẽ tăng lên 200 ha và đến năn 2020 là 500 ha.” – ông Đàng cho hay.

“Thấy có giá, năm rồi gia đình tôi đã thuê thêm 3 ha nữa để trồng lúa mùa nổi. Năng suất tuy thấp nhưng giá cao. Vụ mùa năm nay (2014), các doanh nghiệp đã đặt mua với giá 12.000 đ/kg tại ruộng.”

Lão nông Lê Văn Tâm ở xã Vĩnh Phước phấn khởi cho biết: Làm lúa mùa nổi kết hợp xen 1 vụ màu hay 2 vụ rẫy “có ăn” lắm. Năm vừa rồi ông Tâm trúng mùa 21 công kiệu, lãi trên 25 triệu đồng/công (công tầm cắt, 1.300m2/công).

“Nhờ lúa mùa nổi bám trụ suốt mùa nước nổi nên lắng động cho đất rất nhiều phù sa; cộng thêm rạ (thân cây lúa mùa nổi sau khi thu hoạch) giữ ẩm tốt, rất thích hợp cho hoa màu, trồng gì cũng trúng mà không cần phải tốn nhiều phân bón. Năm nay, tôi thuê thêm 10 công nữa đề trồng lúa mùa nổi rồi xen một vụ kiệu và khoai môn.” – ông Tâm cho hay.

“Mặc dù lúa mùa nổi cho năng suất thấp (từ 2 đến 2,5 tấn/ha) nhưng lợi nhuận khá cao. Vào mùa khô, một số cây màu trồng trên nền rạ lúa mùa nổi cho hiệu quả kinh tế rất cao. Trên diện tích 1.000m2, kiệu có thể cho lợi nhuận 24,3 triệu đồng, ớt 16,5 triệu đồng, bí hồ lô khoảng 4,8 triệu đồng, khoai mì là 3,1 triệu đồng” – Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, Đại học An Giang.

DT-TB

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang