• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Nông dân Phú Tân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nguồn tin:  Báo An Giang, 22/12/2014
Ngày cập nhật: 23/12/2014

Năm 2014, huyện Phú Tân (An Giang) có 3 mô hình nổi bật và tiềm năng nhân rộng được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đánh giá cao. Đó là các mô hình nuôi bò, trồng rau trong nhà lưới, trồng nấm. Sau thời gian khẳng định hiệu quả đối với hộ sản xuất và người tiêu dùng, các mô hình tiếp tục được nông dân đầu tư mở rộng diện tích.

Mô hình trồng rau trong nhà lưới thực hiện ở 7 xã, thị trấn, trong đó có 5 nhà lưới đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Đến nay, đã có một số hộ tự làm thêm nhà lưới và tìm kiếm hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Về phía người tiêu dùng, nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm nâng lên, bà con cũng quan tâm và ủng hộ mua rau sạch ngoài chợ, làm cơ sở khuyến khích nông dân tiếp tục đầu tư. Ông Lê Thành Được, trồng rau trong nhà lưới tại ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, tâm đắc: “Trồng theo cách thức này chi phí thấp, nhà nông nhẹ công chăm sóc mà đồng lời lại được nâng lên. Tui đã trồng 6 - 7 đợt rau trong nhà lưới mà bao nhiêu cũng không đủ bán. Ban đầu còn dán nhãn lên bó rau để bà con phân biệt, sau này quen rồi họ tới tận nơi để tìm mua, thấy ham lắm”.

Nông dân Lê Thành Được trồng rau trong nhà lưới

Thử nghiệm 324m2 trồng cải xanh và cải ngọt, đến nay, ông Được đã tự mở rộng thêm 324m2 làm nhà lưới mới, sử dụng gỗ tràm dựng trại, trang bị hệ thống phun tưới tự động. Rau 25 ngày cho thu hoạch 1 lần khoảng 400kg và được trồng gối vụ liên tục, ông thu lời từ 2,5 - 3 triệu đồng. Ông Được cho biết, rau không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, một vụ chỉ tốn 6kg phân hữu cơ để cải tạo độ dinh dưỡng trong đất. Vì vậy, giá bán của rau tại đây cao hơn rau chợ 3.000 – 4.000 đồng vẫn được người mua ủng hộ. “Tui rất mong được Nhà nước “tiếp sức” hỗ trợ vốn vay để đầu tư nhà lưới hết phần đất 1.000m2, trước mắt là cung ứng đủ nguồn rau xanh trong địa phương, rồi tiến tới trồng các loại có trái” – ông Được chia sẻ.

Tại xã Phú Hưng, mô hình trồng nấm mèo và nấm bào ngư được thành lập Tổ liên kết (TLK) tại ấp Hưng Hòa để bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân yên tâm hơn về đầu ra. Một số hộ còn trồng thử nghiệm thành công nấm linh chi, tự sản xuất giống để giảm tối đa chi phí cho các thành viên trong TLK. Anh Trần Văn Tường, Tổ phó TLK trồng nấm là người tiên phong đầu tư máy sản xuất nguyên liệu, phơi và đóng gói thành phẩm. Anh cho biết, giá nấm mèo khô được bao tiêu cố định 90.000 đồng/kg, còn nấm bào ngư tiêu thụ tại các chợ địa phương từ 25.000 – 30.000 đồng, mỗi vụ đem lại khoản lợi nhuận từ 25 triệu đồng trở lên. Từ một nghề được xem như nghề phụ bên cạnh cây nếp, mô hình trồng nấm ở Phú Hưng lại được nông dân mặn mòi hơn bởi cho thu nhập khá và ổn định, đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động nông nhàn. Mô hình nuôi bò vỗ béo, đặc biệt có hàng chục hộ được nuôi bò theo chính sách hỗ trợ của UBMTTQ huyện cũng tiếp tục phát huy hiệu quả. Trong đề án giảm nghèo bền vững của huyện Phú Tân, mô hình nuôi bò có 12 hộ thoát nghèo và 13 hộ thoát diện cận nghèo. Nhiều xã, thị trấn đã hình thành điểm cung cấp giống, mua bò thịt tại chỗ, giúp người dân có đầu ra và giảm được chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân, giúp nông dân tuyên truyền, nghiên cứu, học tập mô hình mới và thí điểm ở những nơi phù hợp với tay nghề lao động sẽ là những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện để đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp UDCNC trên địa bàn. Các mô hình hiện nay tuy được đánh giá khả quan nhưng chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ và số lượng còn ít, trong khi tiềm năng để ứng dụng và mở rộng trong huyện còn khá lớn, cần được tìm hiểu thêm và khai thác tối đa.

MỸ HẠNH

Các tin mới:

23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014
23/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang