• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu nông sản vùng ĐBSCL: “4 nhà” liên kết để cùng thắng!

Nguồn tin:  Báo Cần Thơ, 14/12/2014
Ngày cập nhật: 15/12/2014

Thời gian qua, mặc dù được sự quan tâm của ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương, song vấn đề liên kết để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vùng ĐBSCL vẫn còn yếu, đặc biệt là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (DN). Trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với hàng loạt rào cản từ các nước nhập khẩu, vấn đề liên kết "4 nhà" tiếp tục được đưa ra thảo luận tại Hội thảo "Hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vùng ĐBSCL - Việt Nam" vừa diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2014 tại TP Cần Thơ.

* Liên kết yếu

Đơn cử là mô hình "Cánh đồng lớn" (CĐL) được triển khai rộng rãi từ năm 2011 đến nay và được đánh giá có nhiều ưu việt, song sự gắn bó giữa "4 nhà" vẫn còn nhiều tồn tại. Tiến sĩ Lưu Hồng Mẫn, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, đánh giá: Liên kết giữa nông dân và DN hiện nay vẫn chưa phát huy được hết vai trò của liên kết sản xuất nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm làm ra. Sau khi phong trào được phát động, các DN cũng bắt đầu tham gia cung ứng lúa giống, vật tư nông nghiệp và bao tiêu lúa cho nông dân. Tuy nhiên, DN vẫn chưa thật sự mặn mà bắt tay làm ăn với nông dân. Năm 2014, diện tích lúa được bao tiêu chỉ chiếm khoảng 7,7% tổng diện tích canh tác lúa và chiếm khoảng 28% diện tích CĐL. Từ thực trạng trên cho thấy liên kết trong ngành hàng lúa gạo vẫn là mối liên kết yếu, đặc biệt là liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa nông dân và DN.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, bản chất cốt lõi của liên kết trong CĐL là để nông dân và DN cùng thắng. DN sản xuất để nông dân tiêu thụ và ngược lại. Đây là vòng chu chuyển giữa 2 đối tượng có những nhu cầu và lợi ích có thể san sẻ nhau trong cùng một không gian, thời gian và cũng là lợi thế để cả 2 bên cùng phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, phần thắng vẫn luôn nghiêng về phía DN. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với chuỗi giá trị liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực (lúa gao, thủy sản, trái cây) của vùng ĐBSCL là tính khủng hoảng thiếu và thừa thường xuyên xảy ra. Tình trạng mất cân bằng cung cầu dẫn đến hiệu quả và sức cạnh tranh của các chuỗi ngành hàng thấp, bị động và thiếu bền vững. Trong khâu sản xuất ban đầu (nhà vườn, nông dân) còn sản xuất nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường, về chất lượng sản phẩm cũng như trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng. Tác nhân cuối cùng trong chuỗi nội địa (công ty, DN xuất khẩu) thiếu liên kết ngang để hỗ trợ lẫn nhau trong cung cấp thông tin, hợp tác sản xuất và tiêu thụ theo cụm…

Mô hình CĐL được đánh giá là ưu việt nhất về liên kết "4 nhà" trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Trong ảnh: Thu hoạch lúa trên CĐL ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

Một số địa phương trong vùng phản ánh, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất các sản phẩm chủ lực của ngành vẫn chưa làm tốt vai trò liên kết giữa DN với nông dân; chưa tập hợp được nhiều nông dân tham gia, ngành nghề hoạt động còn đơn điệu. Những năm qua, mặc dù sản lượng nông sản chính vụ cao nhưng tiêu thụ chậm và giá thành thấp. Nông sản xuất khẩu chủ yếu vẫn ở dạng thô, sơ chế; chưa có thương hiệu; mẫu mã, bao bì không bắt mắt, chưa phù hợp với thị trường nên thường đạt giá trị gia tăng thấp so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. "Chúng ta đang tận dụng sức lao động của người dân, tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên, gây ảnh hưởng cho môi trường để làm ra sản phẩm, nhưng hiệu quả đem lại không đủ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp mà xã hội phải gánh sau này. Đây là một thông điệp nhằm cảnh báo cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản hiện nay" - bà Lê Ngọc Diện, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ nêu thực trạng.

* Liên kết để phát triển bền vững

Tại hội thảo, vấn đề liên kết "4 nhà" để đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản của vùng tiếp tục được khẳng định. Theo Tiến sĩ Lưu Hồng Mẫn, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, mối liên kết này cần được thực hiện toàn diện ở các khâu: liên kết nghiên cứu khoa học, sản xuất giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng; chế biến và bảo quản sau thu hoạch, trao đổi thông tin, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, giải bài toán nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng, vấn đề cốt lõi là phải tập trung vào chất lượng và phân phối hài hòa lợi ích từng khâu trong chuỗi sản xuất. Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung cho các chiến lược: cải tiến và đề ra các chính sách phù hợp, xây dựng thương hiệu, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản và đầu tư công nghệ. Mặt khác, để nông sản ĐBSCL khẳng định vị thế thì công tác dự báo thị trường, điều phối cung cầu phải được các bộ, ngành hữu quan và ngành chức năng địa phương hết sức quan tâm…

Bà Lê Ngọc Diện, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ, đề xuất: Để phát triển thủy sản bền vững, ngoài các giải pháp về quản lý nhà nước, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cần quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết cho người nuôi thủy sản để dễ dàng áp dụng các quy phạm thực hành tốt trong nuôi thủy sản. Ngoài ra, cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung theo quy hoạch, bảo đảm nuôi thủy sản công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn theo các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ môi trường… Các bộ ngành hữu quan cần thương lượng với các thị trường về quy phạm thực hành nuôi tốt của Việt Nam để được công nhận tương đương; tạo điều kiện cho sản phẩm thủy sản Việt Nam sản xuất theo VietGAP vẫn được chấp nhận ở mọi thị trường trên thế giới. Song song đó, cần có chiến lược xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản Việt Nam và đăng ký bản quyền để quảng bá trên thị trường quốc tế.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, để các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu và khẳng định vị thế, những chiến lược sản xuất hướng đến tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa cần được quan tâm. Bởi khi tiêu chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu, DN mới có thể vượt qua được những rào cản thương mại ngày càng dày đặc. Những tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường và xã hội cùng với các hệ thống quản trị chất lượng nên được phổ biến và áp dung rộng rãi và hướng đến người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm nhằm tạo ra những giá trị cao hơn, những lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho các sản phẩm. DN cũng cần có chiến lược thích nghi với sự thay đổi của những "luật chơi" thương mại, đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu. Nâng cao năng suất sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ giải quyết rốt ráo bài toán chi phí mà còn hướng đến một nền kinh tế xanh hơn, sạch hơn và tạo ra một giá trị bền vững hơn cho các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng…

MỸ THANH

Các tin mới:

15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014
15/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang