• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Ninh: Kinh tế trang trại: Tiềm năng và Triển vọng

Nguồn tin:  Báo Bắc Ninh, 21/11/2014
Ngày cập nhật: 24/11/2014

Xác định phát triển kinh tế trang trại là hướng đi hiệu quả, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tỉnh Bắc Ninh có nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Với chính sách hợp lý cùng cách làm sáng tạo, những vùng đất “chiêm khê, mùa thối” năm nào đang từng ngày đơm hoa, kết trái, giúp người nông dân vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Màu xanh trên vùng đất khó

Một ngày chớm đông, chúng tôi tìm về mảnh đất Bình Dương (huyện Gia Bình) - nơi cách đây chưa lâu vẫn là một vùng quê thuần nông nghèo khó. Tuy nhiên, bằng hướng đi đúng đắn cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vùng đất đầy gian khó năm nào đã thực sự thay da, đổi thịt. Những con phố trong làng, những ngôi nhà khang trang nằm kề bên những trang trại bạt ngàn màu xanh no ấm của những vườn cây trĩu quả, ao cá, cùng chuồng trại chăn nuôi rộng rãi. Chẳng thế mà người dân nơi đây đã có câu “ba sào ruộng cao không bằng một sào ruộng trũng”...

Các gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên mảnh đất này thì có nhiều, nhưng có lẽ mô hình trang trại của gia đình ông Nguyễn Duy Kiếm, Chủ nhiệm CLB Trang trại huyện Gia Bình-người đi đầu trong phong trào chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản lôi cuốn chúng tôi bởi sự sáng tạo, lòng nhiệt thành của người nông dân năm nay đã ngót 70 tuổi.

Trang trại chăn nuôi lợn tập trung theo hướng hàng hóa của gia đình anh Nguyễn Văn Đẩu (phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn) đạt doanh thu 80 tỷ đồng trong năm 2013.

Bên ấm trà thơm, ông Kiếm nhớ lại: “Năm 1994, gia đình tôi nhận 1ha ruộng trũng để đào ao thả cá và xây dựng trang trại làm vườn trồng cây ăn quả. Bước vào lĩnh vực phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp, ban đầu cũng không xuôi chèo mát mái cho lắm, vừa làm nghề, vừa lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trang trại của gia đình tôi ngày một phát triển, cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân tìm đến học hỏi kinh nghiệm và phong trào chuyển đổi từng bước được lan rộng”.

Năm 1997, gia đình ông Kiếm nuôi thành công mô hình cá rô phi đơn tính của Bộ Thủy sản, được Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam về thăm và đánh giá cao. Thời gian gần đây, ông cũng thành công với mô hình nuôi ba ba gai theo hướng thương phẩm và sản xuất con giống, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho bà con nông dân.

Tại các huyện Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, thị xã Từ Sơn, các mô hình kinh tế trang trại cũng có bước phát triển mạnh mẽ, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tận dụng diện tích vùng bãi bồi, đất trũng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều trang trại đưa công nghệ cao vào sản xuất, giải phóng sức lao động cho nông dân và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nổi bật là mô hình chăn nuôi lợn tập trung theo hướng hàng hóa của anh Nguyễn Văn Đẩu ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, 2 khu trang trại trên diện tích gần 6ha của gia đình anh đang có quy mô nuôi 900 lợn nái ngoại, 30 lợn đực và hơn 4.000 lợn thịt thương phẩm. Xung quanh chuồng trại là các bể Bioga liên thông xử lý nước thải và ao cá điều hòa không khí. Trung bình mỗi năm, gia đình anh xuất bán từ 1.200 - 1.400 tấn lợn hơi thương phẩm, doanh thu đạt 70 - 80 tỷ đồng/năm.

Hướng tới những vùng chăn nuôi quy mô lớn

Ngay sau thời điểm tách tỉnh (năm 1997), Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 04-CT ngày 03-03-1998 về việc phát triển nghề làm vườn và kinh tế trang trại. Nhờ phát huy tốt các mô hình, đến nay sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000 trang trại, gia trại, trong đó có 147 trang trại đạt tiêu chí mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân mỗi trang trại có tổng vốn đầu tư từ 300 - 400 triệu đồng, giá trị sản xuất 250 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 11.000 lao động thường xuyên và gần 30.000 lao động thời vụ. Tuy chỉ chiếm 10% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất của khu vực này chiếm tới hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Xuân Vững, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn tỉnh, thực hiện chủ trương của tỉnh, các cấp Hội Làm vườn có nhiều biện pháp tuyên truyền để thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang tập trung – bán công nghiệp và công nghiệp theo hướng an toàn sinh học ở cơ sở. Tăng cường hỗ trợ các chủ trang trại giải quyết khó khăn về đất đai, vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh liên kết “4 nhà” trong sản xuất. Các hội viên cũng tích cực nâng cấp hệ thống chuồng trại phù hợp với việc chăn nuôi tập trung, hợp vệ sinh, xa khu dân cư, tổng cộng đã hình thành được 31 vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, 29 vùng chăn nuôi lợn, 23 vùng chăn nuôi bò lai sind... Công tác cải tạo vườn tạp, ao hồ nuôi trồng thủy đặc sản theo hướng thâm canh, đưa vào một số loại cây ăn quả có năng suất chất lượng cao vào sản xuất cũng được quan tâm chỉ đạo, mở ra nhiều cách thức làm giàu cho nông dân.

Chủ trương, đường hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh đã có, vấn đề còn lại nằm ở năng lực lãnh đạo, tổ chức triển khai của cấp uỷ Đảng, chính quyền mỗi địa phương và ý chí quyết tâm làm giàu từ kinh tế trang trại của các hộ nông dân để kinh tế trang trại thực sự trở thành mũi nhọn, hình thành và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến, góp phần phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững.

Việt Anh

Các tin mới:

24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014
24/11/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang