• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Máy vét rơm của… “anh hùng rơm”

Nguồn tin:  Báo An Giang, 07/11/2014
Ngày cập nhật: 8/11/2014

Vụ thu đông năm nay, lần đầu tiên ở cánh đồng Phú Thuận giáp Phú Hòa (Thoại Sơn) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, dám chấp 10 lao động hoạt động trong một ngày. Đó là sáng kiến của anh Võ Bé Em (ấp Tây Bình C, xã Vĩnh Chánh), chuyên dùng đi mua rơm bán về miệt Đồng Tháp, bạn nhà nông quen gọi anh với biệt danh là “anh hùng rơm”.

Với hơn 20 năm kinh doanh… rơm, anh Võ Bé Em dạo khắp các cánh đồng ven sông Hậu và vùng Tứ giác Long Xuyên. Anh thuộc lòng lịch thời vụ xuống giống và thu hoạch lúa ở từng khu vực. “Nghề nghiệp mần ăn mà, mình phải theo sát mới được” – anh nói.

Hễ lúa chuẩn bị vàng đồng là anh tới ngay để hỏi mua rơm, đặt tiền cọc. Thậm chí, anh còn nắm vững tình hình sản xuất lúa ở một số khu vực lân cận, vùng giáp ranh với các tỉnh. Rồi, sang kéo những thương lái, bạn hàng mua bán rơm miệt Đồng Tháp về đồng An Giang để sang bán lại. Nghe chuyện hơi lạ, chúng tôi hỏi: “Ủa, sao không bán tại xứ nhà cho gần, mà anh phải đi sang bên kia chi xa hơn”.

Võ Bé Em có biệt danh… anh hùng rơm

Anh Võ Bé Em kể: “Trong tỉnh mình hổng có người ủ nấm, có chăng cũng số lượng ít, hổng bằng miệt Đồng Tháp. Bên đó, họ mần nghề này mạnh lắm, có cả chợ chuyên mua bán rơm hẳn hòi”. Vậy là, cơ hội làm ăn bắt nhịp, mối lái lâu năm trở thành quen biết, anh chỉ chủ động “sản phẩm” cung ứng thị trường rơm. Tới mùa, cứ việc đưa rơm ra bờ kênh thì… tiền trao cháo múc, không cần hợp đồng ràng buộc gì cả.

“Lắp ráp được máy vét rơm, tôi mừng lắm, mần ăn lớn mới được. Tất cả chi phí đều giảm, mỗi thứ giảm một chút, mình mần mới có lời” – anh phấn khởi. Suy nghĩ này bắt nguồn từ việc đẩy nhanh tiến độ theo ngày mùa, mua được diện tích nhiều và số lượng lớn từ rơm. Đây cũng là sáng kiến kế thừa chiếc máy ủi rơm mà anh đã thực hiện hơn 5 năm nay.

Chiếc máy vét rơm của anh Võ Bé Em tự lắp ráp

Lội ruộng xem chiếc máy vét rơm của anh Võ Bé Em hoạt động, bạn nhà nông khó tính nhất cũng đều phải khen ngợi. Kiểu dáng giống y chang như máy gặt đập liên hợp, do sử dụng nguyên phần nền máy, chỉ khác có băng chuyền rơm phía trước và thùng chứa rơm ở phía sau. Thế nhưng, cả 2 bộ phận này đều sử dụng ben hơi để khi qua bờ đê ruộng không bị vấp và lúc đổ rơm xuống không cần sức lao động.

Đặc biệt, máy hoạt động được cả đồng ướt và đồng khô, nhờ dây xích cao su nên không sợ mưa gió và lầy lội. Khi máy hoạt động, chỉ cần 3 nhân công, tài xế và 2 người khỏa rơm trên thúng chứa. Anh cho biết, chí phí lắp ráp khoảng 120 triệu đồng, thay thế được 10 lao động thu gom và đội rơm trong một ngày.

Với chiếc máy vét rơm này, chạy trên đồng ướt tương đương máy gặt đập liên hợp, còn đồng khô thì vận tốc nhanh hơn. Mỗi ngày, máy vét được 25 công đất, tương đương 2.500kg rơm. Đó là lý thuyết. Thực tế cho thấy, công suất hoạt động hơn hẳn, có thể tăng lên từ 30 công – 35 công đất/ngày, tương đương 3.500kg – 3.500kg rơm. Chiếc máy mới lắp đặt xong và đưa xuống đồng hoạt động từ ngày 25-10 vừa rồi.

“Thử nghiệm coi như thành công. Tuy nhiên, còn một số chi tiết kỹ thuật cần tiếp tục theo dõi, điều chỉnh mới hoàn thiện như ý muốn” – anh Võ Bé Em khiêm tốn.

Trước mắt, thấy lợi ích gấp 3 lần chiếc máy ủi rơm (bán thủ công), do công năng “trọn gói”, không cần nhiều lao động, chi phí cũng giảm xuống.

Lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp thì rơm phun theo dãy, còn máy vét rơm theo đó cuốn hút lên, rơm lại bị nhào nát thêm lần nữa, người ủ nấm đỡ tốn công nên họ rất ưa thích chiếc máy này. Trung bình mỗi năm, anh Võ Bé Em mua rơm trên 1.000 công đất, thu gom phương pháp thủ công và 5 chiếc máy bán thủ công.

Lắp đặt thành công chiếc máy vét rơm, giúp anh tăng diện tích lên thu mua gấp đôi và sản lượng rơm cung ứng về miệt Đồng Tháp cũng sẽ tăng theo. “Nghề nghiệp mần ăn buộc mình phải suy tính, cái nào có lợi là mần. Chiếc máy này ứng dụng vét rơm vụ hè thu và thu đông rất hiệu quả” – anh Võ Bé Em cho hay.

“Anh Võ Bé Em từng là bộ đội Đoàn 868 (Quân khu 9), sau khi hoàn thành nghĩa vụ tại ngũ, anh bắt đầu mua bán rơm từ năm 1994. Đã 3 lần sáng kiến đưa cơ giới phục vụ nghề nghiệp, với chiếc máy vét rơm đã giúp anh thành công hơn cả mong đợi”.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014
8/11/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang