• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người nông dân làm khoa học

Nguồn tin:  Báo Ninh Bình, 24/09/2014
Ngày cập nhật: 29/9/2014

Xưởng cơ khí của anh Đỗ Văn Trường, phường Tân Bình (thị xã Tam Điệp - Ninh Bình) chỉ khoảng vài chục m2, lại nằm sâu trong con ngõ nhỏ nhưng từ nhiều năm nay đã tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Và anh Trường được biết đến như một người nông dân đam mê nghiên cứu khoa học với việc được nhận Bằng độc quyền sáng chế của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cho sản phẩm Bơm vô ống.

Anh Đỗ Văn Trường giới thiệu chiếc máy bơm vô ống. Ảnh: Anh Tuấn

Anh nói: Đầu năm 2000, tôi bắt đầu có ý tưởng nghiên cứu một loại máy bơm không ống với chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế cao và có thể giúp ích cho người nông dân. Khởi đầu tôi khá tự tin và hào hứng với ý tưởng này của mình bởi trước đó, từ những ngày còn trong quân ngũ tôi đã được đơn vị cử đi học trường kỹ thuật thuộc Binh chủng Hải quân. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện mới thấy có nhiều trở ngại mà những lý thuyết mình đã được học dường như vẫn chưa đủ… Kinh nghiệm là điều mà tôi còn thiếu. Chính vì vậy, trong thời gian nghiên cứu, tôi đã phải tiến hành hàng chục lần thử nghiệm, tốn không ít tiền của. Đã có lúc tôi phải vay mượn khắp nơi để ý tưởng của mình không bị bỏ dở.

Tới năm 2003, sau nhiều lần thử nghiệm, anh Trường đã nghiên cứu, chế tạo thành công sản phẩm bơm vô ống. Tính năng, hiệu quả, hiệu suất của bơm vô ống gấp 3 lần bơm trục đứng tính theo mức độ trung bình chống hạn và chống lụt. Tức là cùng một lượng nước bơm, lượng điện tiêu hao giảm 3,5 lần so với máy bơm trục đứng. Trong khi đó chi phí lắp đặt rẻ hơn 4 lần so với máy bơm trục đứng có cùng công suất, trọng lượng nhỏ gọn hơn 5 lần. Đặc biệt, sản phẩm này lại rất dễ lắp đặt ở các hợp tác xã nông nghiệp có các máng cống, lấy nước nội đồng đã có sẵn, bơm được 2 chiều, không phải xây cống mới cũng như cửa hút, cửa xả của trạm bơm…

Hiệu quả của sản phẩm đã rõ, song với tư duy và trách nhiệm của một người luôn tâm huyết với các nghiên cứu khoa học, anh Trường không vội vàng áp dụng rộng rãi sản phẩm này mà từng bước báo cáo cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định tính năng, hiệu quả để đưa ra thị trường. Đến ngày 17-4-2006, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định về Bằng độc quyền sáng chế đối với sản phẩm bơm vô ống của anh Đỗ Văn Trường. Đây là sự ghi nhận đối với những nghiên cứu, tìm tòi của anh trong nhiều năm và đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để phát triển sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân ở khắp các địa phương trong tỉnh.

Tiếng lành đồn xa, sản phẩm mới của anh đã nhanh chóng được nhiều người biết và tìm hiểu. Chính vì vậy, các đơn hàng đến thường xuyên hơn giúp xưởng cơ khí nhỏ này lúc nào cũng sáng đèn. Vào lúc cao điểm xưởng có tới 20 lao động làm việc, còn những ngày bình thường có từ 5 đến 7 lao động. Trung bình một năm, anh Trường thu về gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 600 triệu đồng. Anh cho biết: nếu như trước đây sản phẩm chỉ được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh thì nay thị trường đã được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành khác, đặc biệt là ở Nam Định.

Với kết quả đạt được, anh Trường trở thành tấm gương phát triển kinh tế tiêu biểu của địa phương, hơn thế nữa anh còn được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013”. Nhận danh hiệu này anh thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ những hội viên nông dân khác cùng phát triển. Mỗi năm anh trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ kỹ thuật cho 25 đến 30 nông dân trên địa bàn có kiến thức và tự giải quyết được việc làm mang lại thu nhập cao cho gia đình. Anh Trường cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc hiến hàng chục m2 đất để làm đường giao thông của tổ dân phố 1, phường Tân Bình…

Đào Duy

Các tin mới:

29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014
29/9/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang