• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Mưu sinh nơi bãi bồi hạ lưu sông Ba

Nguồn tin:  Báo Phú Yên, 18/09/2014
Ngày cập nhật: 19/9/2014

Nông dân xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa) nuôi vịt trên bãi bồi sông Ba - Ảnh: L.TRÂM

Hạ nguồn sông Ba, đoạn chảy qua xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa - Phú Yên), từ tháng Giêng đến tháng 9, dòng sông cạn, để lộ bãi bồi rộng mênh mông. Nơi đây hình thành xóm chòi để trồng hoa màu, trồng cỏ nuôi bò và chăn vịt, góp phần cải thiện đời sống, nâng thu nhập cho người dân.

Trên những doi đất nằm cạnh các nhánh nhỏ của dòng chảy sông Ba đầy ắp phù sa, người dân thôn Phú Lễ (xã Hòa Thành) dựng chòi trồng bí, mướp, cà, trồng cỏ nuôi bò và chăn vịt. Chị Nguyễn Thị Sáng (41 tuổi) ở thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành, cho hay: “Người dân sống trong chòi nhỏ nhưng sở hữu từ 3 đến 4 sào đất bãi bồi trồng bí, mướp, cà bán chợ. Sau 2 tháng trồng, đến mùa thu hoạch, mỗi ngày, chúng tôi hái trung bình khoảng 100kg mướp, cà, bán với giá 5.000 đồng/kg, chi phí xong còn bỏ túi 300.000 đồng”.

Ngoài bí, mướp, cà…, tài sản của vợ chồng chị Cao Thị Ái Loan (33 tuổi) ở gần đó còn có 6 con bò đang nhốt trong chuồng trên vùng bãi bồi. Chị Loan cho hay, trồng mướp, cà bán hàng ngày trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con ăn học; còn nuôi bò lấy đó làm “của để dành”. Nuôi bò ở đây rất thuận lợi, cỏ voi trồng dọc bờ sông và cỏ chân vịt, gọng vó mọc hoang dại dọc triền soi cắt về cho bò ăn xen với rơm. Nguồn thức ăn dồi dào nên bò phát triển nhanh. “Hồi mới ra riêng, cha mẹ cho con bò làm vốn, vợ chồng tôi lùa thẳng ra ngoài này. Chúng tôi vay mượn thêm mua tiếp một con bò nữa cho đủ cặp để làm ăn. Mấy năm sau bò sinh sản, 2 năm nay, mỗi năm tôi đều bán 2 con bò với giá 30 triệu đồng/con” - chị Loan kể.

Trồng trọt, chăn nuôi ở vùng đất bãi bồi mang lại thu nhập cao, nên nhiều người có tiền xây nhà trong thôn Phú Lễ và sắm sửa đầy đủ tiện nghi sinh hoạt gia đình. Ông Bảy Hà ở thôn Phú Lễ cho hay: “Nhiều năm qua, nhờ trồng hoa màu trên bãi bồi này mà gia đình tôi có tiền tích lũy, sắm sửa vật dụng trong nhà. Một năm 12 tháng thì có 9 tháng tôi sống ở chòi để canh tác. Ban ngày chăm sóc dưa, cà, tối giữ chòi, trong đó có đàn bò. Ba tháng mùa mưa lũ (từ tháng 10 đến tháng 12), chúng tôi “trả đất” cho sông và về nhà”.

Căn chòi của ông Trần Văn Hoàng ở kề bên con lạch. Chòi thấp lè tè, dây mướp, bí bò leo phủ mái chòi, bên trong kê bếp nấu. Chòi tạm bợ nhưng nhiều người vào ở “ké”. “Mấy người lái xe bò hốt cát về xây nhà, trưa tranh thủ thả bò trên bãi bồi ăn cỏ để lấy sức chiều kéo xe, họ vào chòi tôi ở “ké”, xế tiếp tục đi kéo cát” - ông Hoàng nói. Sống ở bãi bồi mưu sinh, có lần ông Hoàng bị chết hụt. Cách đây vài năm, dòng sông đang mùa cạn, thủy điện đầu nguồn xả lũ đột ngột nên nước dồn về hạ nguồn lênh láng. Nửa đêm, ông vội lùa bò chạy vô xóm nhà, đến chỗ nước sâu dòng sông lại rộng, không tài nào bơi nổi nên ông đu đuôi bò mới thoát qua được đến bờ.

Hơn 2 năm nay, xóm chòi ở vùng bãi bồi đông hơn vì có nhiều người đến cất chòi trên doi cát, rào lưới dưới con lạch nước cạn nuôi vịt. Ông Nguyễn Văn Toàn, một người chăn vịt ở đây, cho hay: Trừ thời gian chạy đồng, còn lại chúng tôi thường bám trụ vùng đất bãi bồi này. Mưu sinh ở đây hơn 10 năm, nhiều người vẫn ở chòi, vì từ tháng 10 đến tháng 12 mùa mưa, vùng đất này chìm trong nước lũ. Hết mùa mưa, người dân lại ra cất chòi mới tạm bợ trên nền đất cũ. Hạ lưu sông Ba mùa cạn lộ ra những doi cát, tạo cơ hội cho người dân thôn Phú Lễ mưu sinh, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

LÊ TRÂM

Các tin mới:

19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014
19/9/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang