• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Phú (An Giang): Một số kết quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Nguồn tin:  An Giang, 16/09/2014
Ngày cập nhật: 17/9/2014

Theo ông Nguyễn Xuân Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú (An Giang) cho biết: Việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/6/2012 về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nhiều mô hình ứng dụng có hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ đầu tư kinh phí cũng như hướng dẫn về chuyên môn của các sở, ngành tỉnh giúp huyện trong việc thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp và người nông dân trong đầu tư xây dựng nhà lưới đã góp phần phát triển mô hình sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện.

Về lĩnh vực lúa gạo: Huyện đã thực hiện mô hình không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy trong sản xuất lúa, hiện nay mô hình này đã áp dụng trên 200 ha ở vụ Hè thu trong năm 2014. Bên cạnh đó huyện cũng đã tổ chức tập huấn lớp hướng dẫn kỹ thuật 1P-5G và IPM cho 36 cán bộ ngành nông nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, để hướng dẫn cho bà con nông dân sản xuất mang lại hiệu quả. Diện tích trồng lúa áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng 32.269 ha, chiếm 94% diện tích trồng lúa (tăng 2.000 ha so cùng kỳ). Diện tích áp dụng Chương trình 1 Phải - 5 giảm là 10.430 ha đạt 30% diện tích gieo trồng. Diện tích nhân giống lúa cộng đồng ở vụ Đông xuân: 276,4 ha chiếm 1,8% diện tích gieo trồng. Ngoài ra, còn thực hiện mô hình công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng (áp dụng Chương trình 1 phải - 5 giảm trong sản xuất) với diện tích từ 30 đến 50 ha/vụ, nhằm làm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.

Thực hiện mô hình chuỗi giá trị liên kết: Mô hình “cánh đồng lớn” do Cty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 695,5 ha, sử dụng giống lúa chất lượng cao như OM 4218 (Đông Xuân 192,5 ha, Hè thu 503 ha) ở các xã Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Vĩnh Trường và Vĩnh Hội Đông (tăng khoảng 400 ha so năm 2013). Mô hình trồng bắp lai sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ khoáng chuyên dùng cho cây bắp kết hợp với bao tiêu sản phẩm của Cty Ecofam thực hiện được 63,6 ha (ĐX 38,6 ha, HT 25 ha) tại 03 xã Phú Hữu, Quốc Thái và Khánh An. Năng suất đạt từ 13-14 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lợi nhuận từ 26-27 triệu đồng/ha cao hơn so với nông dân bên ngoài từ 05-06 triệu/ha. Mô hình trồng cây đậu bắp nhật do Cty cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện với diện tích 36 ha (Cty cung cấp giống) ở vụ Hè thu năm 2014 tại 03 xã Khánh Bình 10 ha, Khánh An 3,9 ha và Phú Hữu 23,1 ha. Giá công ty bao tiêu là 7.000 đ/kg, năng suất đạt từ 15-20 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng/ha.

Về lĩnh vực rau màu: huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hai chuyến đưa các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các ban ngành, các xã, thị trấn và nông dân giỏi các xã đi tham quan học tập kinh nghiệm về sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao tại Đà Lạt, Bình Dương, tổng số hai đợt đưa đi tham quan, học tập kinh nghiệm hơn 70 người; bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện tổ chức hai chuyến đưa nông dân giỏi và lãnh đạo của xã Phú Hữu đi tham quan học tập kinh nghiệm tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và mô hình sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt rẻ tiền tại Trà Vinh. Sau việc tham quan các mô hình trên, huyện đã triển khai và tổ chức cho nông dân trên địa bàn thực hiện đến nay có 02 nhà lưới và 05 nhà mùng để sản xuất rau màu với diện tích 16.006 m2 tại 02 xã Khánh An và Phú Hữu. Trong đó, nhà mùng có diện tích 14.000 m2 do nông dân tự đầu tư và nhà lưới có diện tích 2.006 m2, đang trồng các loại cây như: ớt, khổ qua, dưa lê, bầu và cải bẹ xanh, bẹ dún…

Về hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại huyện An Phú có thể thể kể đến Nhà lưới tại xã Phú Hữu có diện tích 1.056 m2, do Công ty Thủ Tuyền kết hợp với nông dân đầu tư năm 2013. Được bố trí trồng dưa lê trong dịp tết, sau khi trừ chi phí người sản xuất còn lợi nhuận trên 30 triệu đồng/1.000 m2/vụ, sau khi sản xuất dưa lê xong được bố trí trồng cải bẹ xanh lãi 05 triệu đồng/1.000 m2/vụ, cao gấp 4 lần so với sản xuất bình thường. Nhà lưới tại xã Khánh An có diện tích 950 m2, do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư năm 2014. Được bố trí trồng ươm giống cây con để bán cho các hộ lân cận trên địa bàn huyện. Hiện nay, ươm giống ớt để bán, mỗi tuần xuất bán được khoảng 10-15 ngàn cây giống, giá bán 400 đồng/cây, sau khi trừ chi phí ươm giống còn lợi nhuận khoảng 100-150 đồng/cây. Nhà mùng diện tích 14.000 m2, có 2 hộ đang trồng các loại cây như: ớt, khổ qua, bầu, cải bẹ dún, đến nay cây bầu và cải bẹ dún đã cho thu hoạch, lợi nhuận 7 triệu đồng/công/vụ, riêng cây ớt đang xuống giống được khoảng 20 ngày tuổi.

Lĩnh vực chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vẫn đang được tiếp tục triển khai ở các địa phương như: Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi heo trên đệm lót lên men, xây dựng hầm ủ Bioga trong chăn nuôi heo, mô hình nuôi bò vỗ béo cũng được người dân phát triển mạnh mẽ cụ thể: trong năm 2013 tổng đàn bò có 1.355 con, năm 2014 tăng lên 2.504 con. Chi phí đầu tư bình quân 1 con bò tương đương 29 triệu, sau 9 tháng nuôi nông dân lợi nhuận gần 12 triệu đồng/1con. Do tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp và lợi nhuận cao nên người nông dân mạnh dạn đầu tư để phát triển đàn bò đem lại thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, huyện đang triển khai dự án hỗ trợ đệm lót lên men trong chăn nuôi heo và gà cho các hộ chăn nuôi chưa có điều kiện xử lý chất thải ở các xã-thị trấn.

Thực hiện chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đối với cá sặc rằn với diện tích 15 ha (giai đoạn 2013-2015), để cung cấp cho các cơ sở chế biến khô cá sặc rằn ở xã Khánh An. Khuyến khích các hộ dân có diện tích nuôi ao hầm nằm trong vùng quy hoạch thực hiện chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với cá sặc rằn. Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể ximăng tại xã khánh An với diện tích 1.800 m2, gồm 72 bể nuôi, mỗi năm xuất bán khoảng 10 tấn lươn thịt, giá bán từ 110.000đ đến 120.000đ/kg, lợi nhuận gần 350 triệu đồng/năm. Hiện nay mô hình nuôi lươn không bùn trong bể ximăng được tiếp tục duy trì và phát triển thêm…

VŨ HÙNG

Các tin mới:

17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014
17/9/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang