• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Sôi động ngành nghề “ăn theo” mùa nước nổi

Nguồn tin:  Báo An Giang, 15/09/2014
Ngày cập nhật: 16/9/2014

Vào mùa nước nổi, những làng nghề truyền thống như: Đóng xuồng ghe, làm lưỡi câu, lọp cua, lọp tép, giầm, chèo… nhộn nhịp hẳn lên, sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường trong nước và Campuchia.

Giầm, chèo không đủ bán

Dầm, chèo Mỹ Thạnh đắt hàng.

Là người có thâm niên 30 năm làm giầm, chèo ở Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên - An Giang) ông Lê Văn Tiến cho biết: “Nghề làm giầm, chèo ở địa phương đã có từ hơn 50 năm nay. Các cơ sở tập trung làm nghề từ tháng 2 âm lịch (sau Tết Nguyên đán) với 33 lao động, sinh sống cặp theo nhánh sông Hậu, vừa làm vừa dự trữ kéo dài đến khi kết thúc lũ vào tháng 10 âm lịch. Sản phẩm giầm, chèo được làm từ đủ loại cây, bán cho thương lái từ 24.000 - 50.000 đồng/cây (tùy loại). Giầm, chèo làm bằng gỗ thao lao có giá cao nhất: 60.000- 140.000 đồng/cây”. Làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2011, hoạt động đang vào cao điểm, mỗi ngày làng nghề sản xuất hơn 500 cây nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. “Sản phẩm làm ra bán khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt bán sang Campuchia rất mạnh, chiếm hơn 20%. Làm giầm, chèo khỏi lo đầu ra, thương lái đến tận nơi thu mua. Thu nhập hộ làm nghề cũng rất khá, bình quân mỗi lao động làm từ sáng đến 1-2 giờ trưa, thu nhập 100.000 - 120.000 đồng/ngày”- ông Tiến cho biết.

Lưỡi câu Mỹ Hòa xuất ngoại

Sản xuất lưỡi câu Mỹ Hòa.

Lưỡi câu Mỹ Hòa nổi tiếng được tiêu thụ không chỉ trong tỉnh, mà cả các tỉnh ven biển và sang Campuchia. Khác với làm giầm, chèo, nghề làm lưỡi câu Mỹ Hòa (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) hoạt động quanh năm và đang rất sôi động với trên 900 lao động làm nghề. Theo ông Trần Thiện Tâm, Tổ trưởng làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, đây là nghề truyền thống được hình thành từ hơn 40 năm qua, đã gắn bó với người dân lao động tại địa phương. Năm nay, tăng thêm 100 lao động gia công ngoài địa bàn làm ra lưỡi câu phục vụ sản xuất mùa nước nổi 2014. Bên cạnh làm lưỡi câu cá đồng nước ngọt như mọi năm, người dân làng nghề còn sản xuất lưỡi câu ếch, đặc biệt là câu cá biển… Sản phẩm tiêu thụ toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ra tận các tỉnh miền Trung, các tỉnh ven biển Cà Mau, Kiên Giang, Đà Nẵng… Lưỡi câu còn bán sang biển hồ Campuchia (chiếm đến 50% lượng tiêu thụ). Cái hay của làng nghề là không kén chọn lao động, người lớn tuổi hay trẻ em đều làm được, thu nhập từ 30.000-80.000 đồng/người/ngày.

Lợp cua đồng lợi nhuận cao

Ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Đức (Châu Phú), người dân làng nghề lợp cua đồng khởi động làm từ tháng 2 (sau Tết Nguyên đán). Ông Trần Văn Khởi, đại diện làng nghề cũng là hộ có thâm niên làm nghề trên 40 năm chia sẻ, làm lợp cua qua nhiều công đoạn, tuy nhiên không kén chọn lao động, từ trẻ em đến người lớn tuổi đều làm được. Nhiều hộ có sáng kiến phân công sản xuất theo dây chuyền, mỗi người một khâu nên rút ngắn thời gian và sản phẩm. Hiện, gia đình ông có 2 lao động tham gia sản xuất lợp cua và thuê mướn thêm 4 lao động gia công, mỗi ngày làm ra 40 chiếc lợp bán 33.000 đồng/chiếc. Người làm lọp ở đây còn làm theo yêu cầu người sử dụng là bện thêm dây chì nên giá có nhích hơn (40.000 đồng/chiếc). Làm lợp có chi phí thấp, trừ chi phí người làm và trực tiếp bán cho thương lái có lợi nhuận 50%, còn lao động gia công thu nhập từ 50.000 - 80.000 đồng/người/ngày. Sản phẩm bán ra khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long và xuất sang Campuchia. Bình quân mỗi tháng, làng nghề làm ra khoảng 20.000 chiếc, được các thương lái đến tận nơi thu mua.

Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức Nguyễn Hồng Thanh cho biết: “Hiện có 63 hộ, với 285 lao động làm nghề. Để góp phần hỗ trợ duy trì phát triển làng nghề, giúp các hộ có nguồn vốn để tăng năng lực sản xuất và làm lợp dự trữ, năm 2014, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp vốn cho 32 hộ (mỗi hộ 5 triệu đồng), với lãi suất ưu đãi để chủ động mua nguyên liệu tre dự trữ; nguồn quỹ Khuyến công cũng giải quyết cho 4 hộ trang bị máy chuốt nan tre, tăng năng suất”.

Toàn tỉnh có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó 26 làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả. Năm nay, nước lũ về sớm, các ngành nghề phục vụ làm ăn mùa nước nổi khởi động từ tháng 2 để làm hàng dự trữ, cung cấp kịp thời sản phẩm cho thị trường. Các làng nghề đều có thương hiệu và nhãn hiệu tập thể nên dễ tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước, mà thông qua tiểu thương xuất sang Campuchia chiếm 20%-50% tổng sản phẩm làm ra; thu nhập cho lao động khá cao và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

TƯỜNG VY

Các tin mới:

16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014
16/9/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang