• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Phế phẩm nông nghiệp về đâu? Phân hữu cơ bị bỏ quên

Nguồn tin:  Báo Hậu Giang, 21/07/2014
Ngày cập nhật: 23/7/2014

Phế phẩm nông nghiệp là những sản phẩm thừa của cây lúa, mía, khóm, bắp như vỏ trấu, bã mía, cùi bắp, bẹ bắp, xơ dừa, rơm rạ... Mỗi năm, lượng phế phẩm này không ngừng gia tăng. Nếu chúng được tận dụng, tái chế không những tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường. Nhưng, đến nay, công việc này hầu như vẫn còn bỏ ngỏ.

Bờ kè công viên thị trấn Long Mỹ, phế phẩm nông nghiệp từ khóm khá nhiều.

Ngày nay, đời sống người dân càng tiến bộ, các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cũng ngày càng nhiều hơn đã kéo theo sự gia tăng của các phế phẩm. Thực trạng này thời gian qua đã làm đau đầu ngành chức năng trong việc loay hoay tìm hướng “xử lý”.

Những loại nông sản cho ra lượng phế phẩm nhiều, thường xuyên nhất là lúa, khóm, mía. Huyện Phụng Hiệp, nơi tập trung vùng nguyên liệu mía lớn nhất của tỉnh với sản lượng trên 800.000 tấn/năm và phế phẩm cũng không được tận dụng. Như anh Phạm Vĩnh Trinh, ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ, trước đây, ngoài thân mía sau khi thu hoạch bán cho nhà máy thì tận dụng lá mía, thân mía khô để làm chất đốt. Nhưng hiện nay, các thiết bị điện vừa rẻ tiền, vừa nhanh, tiện lợi nên lợi ích là chất đốt của cây mía đã dần bị quên lãng. Nhiều nơi, nông dân chỉ dùng để lấp mương, ao hoặc tấn xuống dọc bờ kênh, mé sông. Làm như vậy vừa không phải tốn công thu gom mà người dân còn có thể kịp sạ lại vụ lúa liếp.

Tuy năm nay, đã chuyển đổi sang trồng bắp nhưng thói quen lấp phế phẩm xuống ao, mé kênh vẫn được anh Trinh giữ nguyên. Cũng có vài lần, anh tận dụng thân bắp để làm củi nấu nướng nhưng chỉ áp dụng được vào mùa khô, còn những tháng mưa dầm thì phải bỏ xuống mương vì không thể phơi được. Mỗi vụ bắp của anh Trinh đạt năng suất 1 tấn/công và thải ra 1,2 tấn thân, lá cây bắp. Với 4 công đất, anh đã vứt đi gần 5 tấn phế phẩm nông nghiệp, có thể cho tương đương gần 5 tấn phân hữu cơ bồi đắp dinh dưỡng lại cho đất và cây trồng nếu biết sử dụng đúng cách.

Tại những vùng chuyên sản xuất lúa thì phế phẩm lại bị “hoang phí” theo cách khác. Hiện nay, sự xuất hiện của máy gặt đập liên hợp thì lượng rơm thải ra sau thu hoạch chỉ còn bằng 1/2 so với trước. Rơm lại vụn, mất nhiều thời gian trong việc thu gom và thu gom bằng thủ công càng khó khăn. Thế nên, ông Nguyễn Thái Hiệp, ở ấp 7A1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy chọn cách đốt đồng cho tiện. Cứ thế, mỗi năm, vài tấn rơm rạ đều bị đốt bỏ. Ông Hiệp chia sẻ: “Nhiều lần tôi thu gom mang trồng nấm nhưng vì lớn tuổi, làm không nổi, mướn nhân công không có lời nên đành làm theo cách cũ cho khỏe”.

Vấn nạn từ phế phẩm nông nghiệp có lẽ lớn nhất tại các nhà máy đường trong tỉnh vì đây là nơi tập trung hơn 1 triệu tấn mía mỗi năm. Những năm mới chia tách tỉnh, bã bùn mía bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và Xí nghiệp đường Vị Thanh (thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ) cũng không ngoại lệ. Giám đốc Xí nghiệp đường Vị Thanh Trần Vĩnh Trung cho hay: Năm 2009, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đã ký hợp đồng với một số công ty lấy bã bùn làm phân bón. Nhưng từ giữa năm 2010, các công ty này làm ăn không có lời nên việc tiêu thụ bã bùn bị ngưng lại, dẫn đến số lượng tồn đọng ngày càng nhiều. Bình quân mỗi ngày nhà máy thải ra gần 200 tấn. Công ty chỉ biết xử lý bằng cách cho người dân chở về làm phân bón nhưng cũng không hết.

Tại huyện Long Mỹ, đoạn bờ kè đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Long Mỹ, nơi có nhà máy chế biến nông sản chủ lực là khóm. Tuy nhiên, bên cạnh công viên xanh thì phế phẩm khóm lại thải đầy trên sông. Do thương lái tập kết về đây giao hàng cho công ty khá nhiều nên trong quá trình vận chuyển hàng lên xuống, thu gom phế phẩm đã gây đổ tháo. Những phế phẩm như cùi khóm, đuôi khóm, vỏ khóm rất nhiều ở mé sông, gây mất vẻ đẹp của thị trấn văn minh. Theo một thương lái mua khóm thì phế phẩm của khóm khi được mang về chỉ để lấp mé sông hay trên ao mương gần nhà chứ chưa thể sử dụng vào việc khác.

Làm nông nghiệp, nông dân ai cũng hiểu sử dụng phân hữu cơ rất có lợi cho cây trồng, tránh bạc màu cho đất. Tuy nhiên, việc tận thu và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế, đòi hỏi nhiều nhân công, thời gian vận chuyển, ủ phân. Còn cơ sở sản xuất, chế biến chủ yếu tập trung vào dây chuyền, ít quan tâm tới các khâu khác. Do đó, những cơ sở này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng lãng phí. Nhiều nơi còn xử lý phế phẩm bằng biện pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống ao hồ. Trong khi ngày nay đời sống con người càng tiến bộ hơn, các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp ngày càng nhiều. Con người không còn chú trọng đến việc tái sử dụng những phế phẩm nông nghiệp, vì thế những phế phẩm thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm chí bị đốt ngay tại ruộng gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường đất, môi trường không khí. Như vậy, vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp hiện nay là làm thế nào giải quyết triệt để việc tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp, tạo sinh kế cho người nông dân đồng thời hạn chế mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Đó là câu hỏi nan giải, phải chăng cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của 4 nhà: Nhà nước hỗ trợ, nhà khoa học nghiên cứu, nhà nông thực hiện, nhà doanh nghiệp có ý thức và tổ chức thu mua, vận chuyển.

Hiện ngành chức năng vẫn chưa thể thống kê hết được số liệu phế phẩm nông nghiệp thải ra từ các loại nông sản. Mỗi năm trồng lúa, nông dân thu hoạch được từ 1-1,2 triệu tấn; mía trung bình thấp nhất cũng 90 tấn/ha/năm. Ước tính, lượng phế phẩm thải ra bằng hoặc nhiều hơn so với sản lượng nông sản tạo ra và khả năng lên đến hàng triệu tấn.

TRÚC LINH

Các tin mới:

23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014
23/7/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang