• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chậm cơ giới hóa

Nguồn tin:  Báo Đồng Nai, 14/07/2014
Ngày cập nhật: 17/7/2014

Nông nghiệp Việt Nam vẫn luẩn quẩn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh khi tham gia cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất được xem là giải pháp gỡ khó cho nông nghiệp. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, nông dân cũng rất quan tâm nhưng việc ứng dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra ì ạch.

* Cây trồng “đói” máy móc

Ông Lý Phát Sinh, Chủ nhiệm Liên hiệp Câu lạc bộ năng suất cao Lang Minh (huyện Xuân Lộc), cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện mô hình cánh đồng mẫu với diện tích khoảng 350 hécta lúa. Hầu như các khâu sản xuất đều ứng dụng máy móc. Theo đó, chúng tôi giảm được từ 20-30 công lao động/hécta/vụ lúa, tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch cũng giảm hẳn. Nông dân không cần tốn tiền đầu tư vì đã có dịch vụ cho thuê máy móc từ khâu làm đất đến thu hoạch. Nhờ đó, đến mùa thu hoạch, chủ ruộng chỉ đứng trên đường chờ thương lái đến rồi bán lúa thu tiền chứ không phải chạy đôn chạy đáo thuê lao động”.

Máy móc nhập khẩu cũ được nông dân chọn nhiều vì thiếu hàng nội cho nông dân chọn lựa. (Ảnh chụp tại một cửa hàng bán máy nông nghiệp ở huyện Xuân Lộc).

Tuy nhiên, việc ứng dụng máy móc chủ yếu chỉ mới đạt hiệu quả với các cánh đồng lúa diện tích lớn, còn các cây trồng khác hầu như chưa nhiều. Ngay cả với những cây trồng có cùng mô hình cánh đồng lớn, như: bắp, mía… tỷ lệ đưa máy móc vào sản xuất vẫn rất thấp. Anh Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thọ Vực (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Hiện nông trường có hàng trăm hécta mía nên chúng tôi rất quan tâm đến việc ứng dụng cơ giới hóa để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy thử nghiệm nhiều loại máy móc, nhất là trong khâu thu hoạch nhưng đều thất bại nên hiện tỷ lệ cơ giới hóa trong trồng mía mới đạt khoảng 15%”.

* Nhiều rào cản

Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp trong việc ứng dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp, nhưng rào cản lớn nhất hiện nay vẫn là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. “Tuy nông trường đã hình thành vùng chuyên canh cây mía nhưng chưa là cánh đồng lớn vì đất đều được phân lô giao khoán cho nông dân tự sản xuất. Trong khi đó, dùng máy móc đòi hỏi sự đồng loạt từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Ở đây cần rất nhiều yếu tố để thực hiện, như: chính sách ưu tiên, vốn, nhân lực, điều kiện về cơ sở hạ tầng…” - anh Nguyễn Minh Tuấn nói.

Anh Nguyễn Văn Linh, Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Nông Tiến (huyện Trảng Bom), nhận xét: “Nông dân ở đây chủ yếu mua các loại máy nhập khẩu cũ về cải tiến lại rồi sử dụng vì máy móc nội khá nghèo nàn, giá cả và chất lượng đều chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Dòng máy móc nhập khẩu với công nghệ hiện đại thì quá tầm với của nông dân”. Mặt khác, dòng hàng này sản xuất theo chuẩn của các nước có nền nông nghiệp phát triển, thường có độ “chênh” với quy trình sản xuất chủ yếu bằng thủ công của Việt Nam, nên có khi bỏ tiền tỷ mua về để “đắp chiếu”.

Giá nông sản bấp bênh cũng là một trong những nguyên do nông dân kém mặn mà với việc mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Tuy Nhà nước đưa ra một số chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng nông dân vẫn khó tiếp cận do các chương trình này thường đi kèm với quá nhiều quy định, ràng buộc.

Theo đa số nông dân, khó khăn lớn hiện nay là thiếu lao động nông nghiệp. Chi phí nhân công chiếm một phần không nhỏ trong chi phí đầu vào và mỗi năm mỗi tăng. Vụ xoài vừa qua, nhiều nhà vườn bỏ mặc để trái chín rụng vì tiền trả công thu hoạch còn cao hơn giá trái bán cho thương lái. Đây cũng là tình trạng chung cho nhiều loại trái cây khác khi rơi vào cảnh rớt giá. Sản xuất manh mún, chủ yếu dựa vào sức người khiến nông sản Việt Nam luôn đứng ở thế yếu cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong đó, bài học mía đường Việt Nam chật vật cạnh tranh với đường nhập ngay trên sân nhà vì giá mía luôn cao hơn mặt bằng nhiều nước trong khu vực, nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp vì chi phí đầu tư máy móc cao, chất lượng và năng suất lại kém hơn các nước sản xuất theo hướng công nghiệp.

Bình Nguyên

Các tin mới:

17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014
17/7/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang