• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Mặn chát nghề muối

Nguồn tin:  Báo Thanh Hóa, 11/07/2014
Ngày cập nhật: 14/7/2014

Diêm dân lao động trên đồng muối xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: Khánh Phương

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 200 ha đất đồng muối, tập trung phần lớn tại các huyện Hậu Lộc, Tĩnh Gia, với gần 2.000 hộ tham gia sản xuất. Đầu ra không ổn định, ruộng muối xuống cấp trầm trọng, năng suất giảm, thu nhập thấp là những nguyên nhân khiến diêm dân không còn mặn mà với nghề muối.

Gần trưa ngày 26-6, trời nóng như thiêu đốt. Đó cũng là thời điểm diêm dân tập trung ra đồng sản xuất muối. Có đến đồng muối lúc này mới thấy hết những vất vả cũng như sức chịu đựng phi thường của diêm dân. Dưới cái nắng như đổ lửa, hàng trăm diêm dân xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) “vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên đồng muối bỏng rát để mưu sinh. Trang xong mẻ cát ra phơi, gạt vội những giọt mồ hôi lăn dài trên gò má, chị Lê Thị Hằng, thôn 2, than thở: “Có lẽ không có nghề nào vất vả bằng nghề làm muối. Trời nắng càng bỏng rát thì hạt muối càng trắng, càng trong. Còn trời mát hay đổ mưa coi như thất bát. Vất vả là thế, nhưng thu nhập chẳng được đáng là bao. Nhà tôi có 1.200 m2 làm muối, năm ngoái muối bán dai dẳng mãi mới thu được 6 triệu đồng. Năm nay, nắng nhiều nhưng gió tây về ít nên mất mùa muối, làm suốt từ đầu vụ đến giờ mới thu được 3 triệu đồng nhưng đầu tư làm nền, sân phơi hết 2 triệu đồng rồi”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, mỗi diêm dân khỏe mạnh lao động cật lực, quần quật cả ngày trên đồng, thu được từ 50 đến 60 kg muối, với giá bán 1.600 đồng/kg, cho thu nhập 80.000 đồng đến 90.000 đồng, quá thấp so với công sức bỏ ra, đó là chưa kể những hôm thất bát vì thời tiết.

Ði dọc cánh đồng muối xã Hòa Lộc, rất dễ nhận ra những ô thửa kết tinh bị “thủng, rách”, do lâu ngày không được tu sửa. Diêm dân Trần Văn Trự, cho biết: “Ðể tu sửa, cải tạo một sào ô kết tinh, cần đầu tư 1 đến 1,5 triệu đồng. Thu nhập thấp, nên nhiều diêm dân bỏ tiền để cải tạo đồng muối. Cánh đồng xuống cấp, kéo theo năng suất, chất lượng muối thấp, đồng nghĩa với thu nhập của diêm dân ngày càng giảm”.

Ông Đào Nguyên Hồng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ sản xuất Muối Tam Hòa, cho biết: Làm muối là nghề truyền thống của địa phương, duy trì hàng trăm năm nay. Trước kia, cả xã Hòa Lộc cùng làm muối nhưng do nghề này quá vất vả, thu nhập thấp nên diện tích thu hẹp dần, nay còn hơn 90 ha. Đàn ông, thanh niên trai tráng hầu hết đã bỏ nghề đi làm việc khác, người làm muối còn lại chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ nhỏ phụ giúp gia đình những tháng nghỉ hè. Hầu hết các công đoạn làm muối ở đây vẫn duy trì theo phương pháp thủ công, truyền thống. Có một nghịch lý những năm qua, trong khi giá nhiều mặt hàng tăng thì giá muối lại liên tục giảm. Nếu như năm 2009 đến giữa năm 2010, mỗi kg muối diêm dân bán được khoảng 2.000 đồng, ai cũng phấn khởi tưởng rằng mình đã sống được bằng nghề. Nhưng từ cuối năm 2010 đến nay, giá muối giảm xuống còn 1.000 đến 1.200 đồng/kg. Sang đến vụ muối năm nay, sản lượng thấp, giá muối mới nhúc nhắc lên đến 1.600 đồng/kg. Năng suất thấp, giá rẻ và còn xót xa hơn khi muối sản xuất ra không tìm được đầu mối tiêu thụ tập trung, bà con phải tự đem đi bán lẻ ở khắp nơi, hiện tại trong dân vẫn còn tồn đọng một lượng khá lớn.

Ngoài ba tháng mùa hè sản xuất muối, diêm dân hầu như không có nghề phụ tại chỗ. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề dạy nghề cho diêm dân, tạo việc làm cho lao động lúc nông nhàn, đại diện lãnh đạo các xã có nghề muối đều cho biết, địa phương đã suy tính nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, thu nhập từ nghề phụ như mây, tre đan, từng tồn tại ở các xã H Lộc (Hậu Lộc), Hải Châu (Tĩnh Gia) nhưng vẫn chưa hấp dẫn diêm dân nên đa phần vẫn đi làm ăn xa.

Diêm dân Thanh Hóa vẫn đang trong vòng luẩn quẩn, năng suất thấp, chất lượng giảm, doanh nghiệp không thu mua. Để vực dậy được nghề muối, diêm dân tỉnh ta đang rất cần có những cơ chế, chính sách của Nhà nước phù hợp nhằm phát huy vai trò liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và người làm muối để khi muối làm ra được tiêu thụ thông qua hợp đồng, tránh tình trạng ép giá gây thiệt hại cho diêm dân; áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất muối để tăng năng suất... Có như vậy, diêm dân mới bám đồng và yên tâm đầu tư phát triển nghề muối truyền thống.

Khánh Phương

Các tin mới:

14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang