• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Hòa: Đa dạng hóa mô hình liên kết để thúc đẩy sản xuất

Nguồn tin:  Báo Khánh Hòa, 11/07/2014
Ngày cập nhật: 14/7/2014

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa đã và đang chú trọng đa dạng hóa mô hình liên kết trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích đất. Qua đó, giúp mỗi địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, hình thức sản xuất… trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa có 2.703 hộ với hơn 12.350 khẩu. Với đặc thù là xã đồng bằng, đất chật người đông, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo nên việc tăng thu nhập cho nông dân được xem như “bài toán” khó giải đối với Ninh Phụng. Từ năm 2008 đến nay, xã tập trung đa dạng hóa mô hình liên kết phù hợp, thiết thực để đầu tư sản xuất hiệu quả. Đơn cử như tổ liên kết (TLK) trồng rau muống với diện tích 4ha được thành lập ở thôn Đại Cát 2 nhằm cung cấp rau cho Trung tâm Giống đà điểu Ninh Hòa. Diện tích đất này vốn là đất lúa một vụ, một số bị bỏ hoang đã nhiều năm. Sau khi thành lập TLK trồng rau muống, các thành viên đã đưa giống, kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhờ vậy, TLK đạt doanh thu hơn 200 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho 8 lao động địa phương với mức lương bình quân 2 triệu đồng/tháng.

Hiệu quả từ liên kết trồng rau muống đã giúp xã Ninh Phụng có kinh nghiệm mở rộng thêm các mô hình liên kết khác trong sản xuất, chăn nuôi, như: liên kết nuôi bò thịt; trồng hoa cúc; vận hành máy cày... Theo bà Nguyễn Thị Hải, Chủ tịch UBND xã Ninh Phụng, TLK ra đời giúp nông dân tương trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó giảm rủi ro trong sản xuất. Việc tăng thu nhập của người dân cũng tạo đà cho xã sớm thực hiện được các tiêu chí trong XDNTM. Vì thế, tuy là xã thuần nông, còn nhiều khó khăn nhưng đến nay, Ninh Phụng đã đạt được 14/19 tiêu chí XDNTM.

Mô hình liên kết trồng táo ở TP. Cam Ranh đem lại hiệu quả thiết thực.

Còn tại xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, TLK đầu tiên chính thức ra đời từ năm 2009 với 15 người góp vốn 300 triệu đồng để làm dịch vụ thu hoạch, vận chuyển mía, cung ứng giống mía và phân bón. Đến nay, TLK có 21 thành viên tham gia. Điểm mới của TLK này là khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả. Hiện nay, vốn của TLK đã tăng gấp đôi; lãi thu được từ các dịch vụ bình quân mỗi năm trên 500 triệu đồng. Kinh nghiệm thành công từ mô hình liên kết này là chú trọng quyền lợi của các thành viên. Theo đó, thành viên tham gia TLK nếu có khó khăn về tài chính thì chỉ phải nộp 50% tổng số tiền đầu tư; còn lại cho thiếu nợ đến vụ thu hoạch không tính lãi. Ông Đỗ Minh Thạnh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cam Hiệp Nam cho biết: “Đây là mô hình rất hiệu quả, giúp người nông dân liên kết, tương trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; đổi mới cách thức làm ăn, quản lý điều hành kinh tế”.

Không chỉ dừng lại ở một số địa phương trên, mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được nhân rộng ở nhiều huyện, thị trong tỉnh. Theo Hội Nông dân tỉnh, đến nay đã có hơn 100 TLK được thành lập. Điển hình là Hội Nông dân ở các huyện, như: Diên Khánh có mô hình liên kết trồng cà tím, nấm rơm; Cam Lâm có TLK trồng xoài, mía; Vạn Ninh phát triển mô hình trồng hoa, cây cảnh; 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn có mô hình liên kết phát triển vuờn rừng; TP. Cam Ranh có mô hình liên kết trồng lúa chất lượng cao, táo, kiệu; thị xã Ninh Hòa liên kết trồng sen, tỏi, rau an toàn...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông dân liên kết để sản xuất đã mang lại nhiều lợi ích trong việc tiêu thụ sản phẩm, đưa cơ giới hóa, giống mới vào sản xuất, tiết kiệm được chi phí, thời gian trong khâu thu hoạch, vận chuyển. Thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ 100 triệu đồng/xã/năm để xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất. Các địa phương trong tỉnh cũng đã tổ chức gần 360 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 12.000 nông dân. Trong năm 2014, tỉnh dành 15 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp cho các xã nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Có thể nói, mô hình liên kết trong trồng trọt, chăn nuôi và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Để mô hình này phát triển sâu rộng hơn, các ngành chức năng cần đẩy mạnh nghiên cứu, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chuyển giao cho nông dân đưa vào sản xuất, tăng thu nhập. Từ đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu XDNTM.

VĂN NGUYỄN

Các tin mới:

14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014
14/7/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang