• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Bấp bênh nông sản

Nguồn tin:  Báo Hậu Giang, 10/07/2014
Ngày cập nhật: 11/7/2014

Cho đến nay, việc tìm thị trường tiêu thụ cho mặt hàng trái cây vẫn chưa được giải quyết, trong khi khoảng chênh lệch giá từ vườn ra chợ còn khá cao.

6 giờ sáng, thời điểm bắt đầu của một ngày bán buôn tấp nập tại các chợ. Tiểu thương đua nhau rao giá: “vải, măng cụt 20.000 đồng/kg”, “chôm chôm 15.000 đồng/2kg”, “dâu xanh 5.000 đồng/kg”. Với người tiêu dùng, đây là cái giá hấp dẫn và cũng là cơ hội thưởng thức trái ngon với giá “rẻ bèo”.

Trái cây rớt giá còn xuất phát từ thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Đó là giá tại chợ, khi vào tận vườn tìm hiểu mới thấm thía nỗi khổ của người nông dân, bởi giá gốc còn thấp hơn gấp nhiều lần. Ông Lâm Quang Núi, ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), chia sẻ: “Giá măng cụt tại chợ hoặc siêu thị không dưới 20.000 đồng/kg, thế nhưng tại vườn, tôi chỉ bán cho thương lái với giá 10.000-11.000 đồng/kg”. Không riêng gì măng cụt, qua phản ánh của báo, đài, giá vải, chôm chôm tại vườn cũng chỉ ở mức 5.000-6.000 đồng/kg. Như vậy, thử làm phép toán, giá trái cây từ vườn chỉ bằng một nửa, thậm chí là 1/3 hoặc 1/4 giá bán tại chợ. Một số tiểu thương lý giải, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao (giá xăng tăng, chuyên chở không được vượt quá tải trọng cho phép) kéo theo chuyền tay nhiều khâu trung gian. Mặt khác, thời gian bảo quản trái cây ngắn, phải trừ khấu hao nên cái giá cuối cùng đội lên là điều dễ hiểu.

Nhưng nhìn cục diện chung, hiện nay, nông sản vẫn trong thực trạng rớt giá. Xét về nguyên nhân sâu xa, người nông dân luôn phải tự bơi trong khi thị trường diễn biến khó lường. Cùng với tâm lý “có sao bán vậy”, cứ đến vụ, nhà vườn mới kêu thương lái thu mua mà trước đó chưa tìm hiểu cặn kẽ. Do vậy, có được mùa người nông dân vẫn phải thấp thỏm lo âu.

Thực tế gần đây, việc trái cây rớt giá còn xuất phát từ nguyên nhân thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Anh Vương Trấn Biên, chủ vựa trái cây tại huyện Vị Thủy, cho biết: “Thị trường nông sản chủ yếu nằm ở Trung Quốc, tuy nhiên do biến động tình hình ở Biển Đông, đầu ra bị hạn chế, trái cây và các nông sản chủ yếu chuyển sang tiêu thụ nội địa”. Song, mỗi vụ mùa đến thương lái lợi dụng giá cả xuống thấp để ép giá nông dân, dẫn đến tình trạng người sản xuất thường xuyên lỗ nặng, nhưng người tiêu dùng mua với giá đắt, chỉ có các khâu trung gian là hưởng lợi cao nhất.

Nếu nhìn trực diện vào vấn đề, chuỗi sản xuất - tiêu thụ hiện vẫn còn manh mún, thiếu liên kết, trong khi doanh nghiệp thiếu mặn mà với việc bao tiêu. Thực tế, việc tìm thị trường tiêu thụ cho nông sản vẫn còn nhiều khó khăn. Một số nông sản chưa đi đúng quy luật của thị trường, sự liên kết chưa bền vững, việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa chỉ là giải pháp tình thế. Anh Vương Trấn Biên chia sẻ thêm: “Chỉ có doanh nghiệp chế biến tại chỗ như Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Phú Thịnh hoặc một số cơ sở chế biến khóm tại huyện Long Mỹ… mới có khả năng thu mua hoặc bao tiêu sản phẩm, trong khi số doanh nghiệp này rất hạn chế. Nhưng để vận chuyển được trực tiếp sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường, đòi hỏi gắt gao như Mỹ, Nhật, EU,… thì nông sản cần đảm bảo sạch và có phương thức bảo quản phù hợp”.

Vấn đề giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản không mới, nhưng là câu hỏi làm đau đầu nhiều ngành chức năng. Một khi khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, người nông dân cũng cần trang bị cho riêng mình những kiến thức hữu ích, đồng thời vận dụng vào quá trình canh tác trên mảnh vườn, thửa ruộng của chính mình bằng quy trình kỹ thuật, bằng tính liên kết. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng có nhiều tiềm năng về nông sản, tuy nhiên có trở thành thế mạnh đặc trưng hay không cần sự chung tay của nhiều ngành để làm thay đổi cục diện điệp khúc “được mùa, rớt giá” thôi ngân nga mỗi khi mùa vụ đến…

KIM ĐIỀU

Các tin mới:

11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014
11/7/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang