• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vị Thủy (Hậu Giang): Linh hoạt trong việc chuyển đổi cây trồng

Nguồn tin:  Báo Hậu Giang, 13/05/2014
Ngày cập nhật: 14/5/2014

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đã tích cực định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách linh hoạt, phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển tại địa phương.

Chủ động trước một bước

Theo Phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, trên cơ sở dự thảo đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hay còn gọi là Đề án 1.000 của tỉnh, đơn vị đã chủ động xúc tiến xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho huyện. Hiện phòng đang phổ biến kế hoạch đến từng địa phương trên địa bàn để người dân tự nguyện đăng ký tham gia cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng khác. Nhưng phải phù hợp với định hướng quy hoạch sản xuất của ngành nông nghiệp nhằm góp phần hạn chế tối đa trường hợp người dân sản xuất tự phát theo kiểu phong trào, thiếu tính bền vững như một số cây, con trong thời gian qua.

Dừa xiêm lùn đang được nhiều người dân huyện Vị Thủy trồng để thay thế vườn tạp.

Thực ra, không phải chờ đến khi có đề án chuyển đổi thì các địa phương mới xúc tiến thực hiện, mà những năm gần đây, không ít hộ dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhờ mạnh dạn đưa cây màu xuống ruộng; hoặc xúc tiến chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sạch bệnh, bảo vệ môi trường trên nền đệm lót sinh học mà đã nhanh chóng cải thiện kinh tế gia đình. Theo ông Võ Văn Năng, Chủ nhiệm HTX trồng dưa hấu VietGAP ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, mô hình canh tác 2 màu - 1 lúa ở HTX đang phát huy hiệu quả kinh tế cao cho các xã viên. Khi mà sản phẩm dưa hấu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ có đầu ra dễ dàng, mà còn mang lại nguồn thu nhập cao gấp 2-3 lần so với việc trồng chuyên canh lúa.

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy cho rằng, ngành không khuyến cáo người dân tập trung canh tác đối với bất cứ một loại cây trồng, vật nuôi cụ thể nào, mà chủ yếu là định hướng, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất những cây, con có ưu thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là chọn lựa cây, con thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ở từng địa phương. “Đối với các khu vực có đất canh tác kém màu mỡ thuộc địa bàn các xã như: Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy, Vị Thắng, Vĩnh Trung… thì không thể trồng cây có múi, hoặc xoài được, mà có thể chọn cây trồng thích ứng hơn như dừa chẳng hạn” - bà Tim khẳng định.

Ưu tiên cải tạo vườn tạp

Bên cạnh quan tâm xác định điều kiện thực tế về đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương, thì trong quá trình chuyển đổi, ngành chuyên môn huyện Vị Thủy đã ưu tiên công tác cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn trái có giá trị, đang được thị trường ưa chuộng, góp phần giúp người dân có thể tăng thêm thu nhập, cũng như tạo động lực tham gia thực hiện ngay từ bước khởi đầu. Bà Trần Hồng Tim thông tin, kết quả thống kê từ các xã cho thấy, toàn huyện hiện có khoảng 1.850ha đất vườn tạp. Diện tích tương đối lớn nên địa phương chọn giải pháp cải tạo từng bước. Trước hết là xúc tiến xây dựng mô hình để có thể rút kinh nghiệm và làm tiền đề nhân rộng trong thời gian tới.

Theo kế hoạch dự kiến, trên 20ha vườn tạp của 125 hộ tại ấp Vĩnh Hiếu và Vĩnh Phú thuộc xã Vĩnh Tường sẽ được cải tạo lại để trồng cây ăn trái có giá trị khác. Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Tường Trương Quốc Việt cho hay: “Đến nay, đã có 6 hộ dân ở ấp Vĩnh Hiếu tiến hành cải tạo được trên 1ha vườn tạp sang trồng dừa xiêm lùn từ chương trình hỗ trợ 600 cây dừa giống của tỉnh. Đây là chương trình phù hợp với nhu cầu canh tác thực tế của người dân. Cho nên, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hội viên tranh thủ các nguồn hỗ trợ cải tạo vườn tạp của huyện lẫn tỉnh nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình mình”.

Thay vì giữ lại vườn cây tạp là bình bát, trâm bầu chẳng sinh lợi được gì, nên sau khi được địa phương xem xét hỗ trợ 50 cây dừa giống từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, ông Lê Văn Thum, ở ấp Vĩnh Hiếu, xã Vĩnh Tường đã mạnh dạn cải tạo khoảng 1,5 công vườn tạp phía sau nhà. Ông Thum bộc bạch: “Số tiền thuê máy cuốc, lên mô trồng dừa đã tiêu tốn gần 6 triệu đồng. Hy vọng là vườn dừa sau này sai trái, dễ bán. Hàng ngày có thêm “đồng vô đồng ra” trang trải chi phí gia đình”.

Mong muốn của ông Thum cũng chính là mong muốn chung của tất cả mọi người dân khi tham gia phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kể cả việc cải tạo vườn tạp theo định hướng chung của ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

N.NGUYỄN

Các tin mới:

14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014
14/5/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang