• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bỏ ngỏ sản xuất máy nông nghiệp

Nguồn tin:  Báo Đồng Nai, 05/01/2014
Ngày cập nhật: 8/1/2014

Là nước có nhiều loại nông sản xuất khẩu nhất nhì thế giới, song ngành sản xuất máy nông nghiệp Việt Nam kém phát triển vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất máy nông nghiệp ở Việt Nam gần như bằng không.

Máy nông nghiệp được sản xuất tại Việt Nam rất ít, chủ yếu nông dân sử dụng máy nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan.

Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ đang là một trong những ngành được Chính phủ ưu đãi để thu hút đầu tư. Ông Toshio Kazama, Tổng giám đốc Công ty phát triển Khu công nghiệp Long Bình, tính toán công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu, trong khi các nước trong khu vực, như: Thái Lan, Trung Quốc đáp ứng được từ 50 - 60%, dẫn đến khó thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với ngành sản xuất, chế tạo máy nông nghiệp.

* Nhập khẩu hầu hết

Hiện nay, đa số máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, như: máy cày đất, phun xịt thuốc trừ sâu, máy thu hoạch, sơ chế sau thu hoạch ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung hầu hết phải nhập khẩu. Máy nhập khẩu về nhiều loại không phù hợp với điều kiện tự nhiên nên không đem lại hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những lý do vì sao nhiều năm nay, nông dân thực hiện cơ giới hóa không thành công dù đã có chủ trương, chính sách của Nhà nước. Các doanh nghiệp ngại đầu tư nghiên cứu sản xuất máy móc nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên động cơ và máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno - Vinappro), đóng trên địa bàn TP. Biên Hòa cho hay: “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất ít đầu tư vào lĩnh vực làm máy nông nghiệp, vì công nghiệp hỗ trợ cho ngành này gần như bằng không. Các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp đa số nhập máy Trung Quốc, hoặc máy móc cũ từ nước ngoài về làm mới lại và bán ra thị trường”. Ông Vũ cũng cho biết thêm, để lắp ráp được 1 động cơ máy nông nghiệp phải cần 300 chi tiết, song hầu hết phải nhập khẩu. Và điều này thì công nghiệp hỗ trợ trong nước “bó tay”.

Ông Masaru Ota, Trưởng phòng Phát triển Công ty TNHH Nankai Kinzoku Việt Nam ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch) nói: “Công ty sản xuất máy nông nghiệp đã nhiều năm, rất muốn tìm các những đối tác ở Việt Nam cung ứng các chi tiết để lắp ráp. Song sau nhiều năm tìm kiếm, rất ít doanh nghiệp trong nước đáp ứng được nên đành phải nhập khẩu”. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực máy nông nghiệp cũng như các ngành khác đều mong muốn ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển để bớt nhập khẩu nhằm giảm được nhiều chi phí.

* Không để mất cơ hội

Khảo sát thị trường cho thấy máy có xuất xứ Việt Nam rất ít. Đa số vẫn là máy nông nghiệp có xuất xứ từ Trung Quốc. Còn hàng từ Nhật Bản và một số nước khác cũng có, nhưng hầu hết là hàng cũ đã qua sử dụng. Đại lý kinh doanh máy nông nghiệp Thành Tài (TX.Long Khánh) cho hay: “Máy nông nghiệp của Việt Nam chỉ có vài loại giá cao, lại không đa năng nên ít nông dân chọn mua. Đa số nông dân mua máy nông nghiệp của Trung Quốc vì giá rẻ, nhiều chủng loại”.

Ông Nguyễn Văn Sinh, nông dân ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Máy nông nghiệp của Việt Nam rất hiếm nên tôi đành phải mua máy Trung Quốc dùng. Sử dụng hàng Trung Quốc rất nhanh hư, còn hàng Nhật Bản lại quá đắt”.

Ông Toshio Kazama, Tổng giám đốc Công ty phát triển Khu công nghiệp Long Bình, cho biết: “Muốn các ngành công nghiệp phát triển, trước tiên Việt Nam phải thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ”. Cũng theo ông Toshio Kazama, một trong những vấn đề doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào sản xuất máy nông nghiệp hay các ngành khác cần tìm hiểu, đó là xem công nghiệp phụ trợ tại nước đó có phát triển hay không. Tình hình công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay sẽ rất khó thu hút đầu tư trong lĩnh vực này..

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, chỉ còn một năm nữa, thuế suất nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bằng không, đây là cơ hội song cũng đầy thách thức. Để không vuột mất cơ hội, Việt Nam phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Phát triển công nghiệp phụ trợ máy nông nghiệp, máy chế biến nông, lâm, thủy sản là một trong 6 ngành đang được Chính phủ ưu tiên kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

Hương Giang

Các tin mới:

8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014
8/1/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang