• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mạnh dạn ứng dụng

Nguồn tin:  Sài Gòn Giải Phóng, 24/03/2014
Ngày cập nhật: 25/3/2014

1- Ở tuổi 74, nhà nông học hàng đầu Việt Nam, GS-TS Võ Tòng Xuân tạm xa đồng lúa cò bay thẳng cánh miền Tây mà ông đã lăn lộn suốt quãng thời trai trẻ để đến vùng đất mới miền Đông, cánh đồng mía bạt ngàn ở Tây Ninh. “Tôi học mía đường ở Philippines, trước khi về nước học lóm bên lúa. Khi về nước làm cây lúa trước, bây giờ quay lại cây mía hơi trễ”, ông nhấp ngụm nước, cười nói hào sảng.

Nhiệm vụ mới của vị giáo sư già không đơn giản: 3 năm nữa sẽ giảm giá thành mía đường xuống 30%, tức có thể cạnh tranh được mía đường của Thái Lan! Nói rõ ra ở đây, không phải ngành mía đường của nước nhà mà là mía đường của Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Thành Thành Công (TTC). TTC đã thành lập Trung tâm nghiên cứu mía đường, mời GS-TS Võ Tòng Xuân đứng đầu. Trong trung tâm có người từng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường Philipines, nay đã về hưu. Mỗi năm trung tâm này được sử dụng 10 tỷ đồng!

Đó là sự “bạo chi” để ứng dụng khoa học kỹ thuật hiếm thấy trong ngành nông nghiệp của nước ta. Bài toán đặt ra cực khó, khác hoàn toàn với cách làm lâu nay. Việc đầu tiên phải làm thí điểm để thuyết phục cho nông dân thấy có lợi nếu trồng cây mía so với các cây khác, mới động viên họ dồn điền lại thành “ông nông dân lớn”, mới áp dụng được khoa học kỹ thuật. Tiếp theo cũng toàn là khoa học: đổi mới quy trình làm đất; phải có hệ thống tưới nước bài bản; bảo vệ thực vật theo đúng chuẩn; cơ giới hóa từ khâu trồng đến khâu thu hoạch; ứng dụng kỹ thuật viễn thám: máy chụp qua vệ tinh phân tích mía tốt xấu, chữ đường cao thấp, sâu bệnh… Hiện nay trung tâm đang chọn giống mía của 50 quốc gia, rồi sau đó lọc lại còn 10 giống, nghiên cứu thí nghiệm một năm, trồng thử một năm, kết quả tốt mới trồng đại trà.

2- Trở lại câu chuyện ồn ào qua việc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) nhập khẩu đường về Việt Nam để gia công rồi xuất khẩu sang Trung Quốc. Có chuyên gia về kinh tế kể rằng, trước đây nghe HAG nói chuyện làm ở Lào, hiếm người tin. Nhưng khi Hiệp hội mía đường Việt Nam phản ứng thì mọi người giật mình, HAG làm thật chứ không đùa, mà làm ra mía đường lại cạnh tranh với đường nhập Thái Lan thì quả là đáng khen!

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG từng kể với các nhà đầu tư: “Khi tôi nghe nói để nghiên cứu ra giống cây cao su mất 20 năm, chợt nghĩ lại mình đã 50 tuổi vậy chẳng lẽ mất thêm 20 năm nữa để nghiên cứu? Thấy không xong, tôi yêu cầu anh em photocopy”. Với lối suy nghĩ như vậy, nên có gì chưa thông là đích thân ông sang Thái Lan học hỏi ngay. Điều đó giải thích tại sao một vị tiến sĩ người Thái Lan có mặt trong Hội đồng quản trị của HAG. Hoặc khi quyết định trồng cọ dầu tại Campuchia, ông Đức lại sang Malaysia, một vương quốc cọ dầu. Năm ngoái ông đưa nhân viên sang tham quan Israel, một đất nước tiến bộ bậc nhất về nông nghiệp. Những nhân viên đã mắt tròn mắt dẹt khi thấy đất nước sa mạc lại nuôi bò sữa, sản lượng nông nghiệp đứng đầu thế giới nhưng nước tưới phải mua từng giọt, hệ thống tưới nhỏ giọt bao quanh khắp thành phố, nơi nào có mầm xanh nhú lên là nơi đó có dây tưới nước nhỏ giọt. Chẳng bao lâu sau, người ta thấy các chuyên gia nông nghiệp Israel thấp thoáng ẩn hiện tại những cánh đồng của HAG! Việc tổ chức sản xuất của HAG cũng vậy, ở đó việc gì cũng sử dụng máy móc: máy khoan lỗ trồng cao su, máy cắt mía, máy trồng mía; tưới nước theo hệ thống nhỏ giọt, chỉ cần gạt cầu dao điện là nước chảy…

Phương châm “photocopy” trở thành hành động xuyên suốt trong cách làm của HAG. Ông Đoàn Nguyên Đức kể, lực lượng làm nông của ông không thiếu bằng đại học, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp Đại học Nông Lâm ở miền Nam và miền Trung tuyển dụng đưa sang làm việc tại Lào và Campuchia, một yêu cầu nhắc đi nhắc lại là ứng dụng chứ không nghiên cứu, người ta đã làm, làm tốt hơn mình thì cứ thế mà áp dụng ngay, cho dù kiểu làm có thể khác với kiến thức đã tiếp cận trên giảng đường.

Hai câu chuyện trên cho thấy, cần có cách làm hiện đại, tư duy mới mẻ và nhiệt huyết mới có thể đổi thay được một nền nông nghiệp vốn còn nhiều hạn chế của nước ta.

LƯƠNG THIỆN

Các tin mới:

25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014
25/3/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang