• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Du lịch nông nghiệp ở Tân Trung (An Giang)

Nguồn tin:  Báo An Giang, 20/03/2014
Ngày cập nhật: 24/3/2014

Phú Tân (An Giang) là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản sông Vàm Nao - nơi quần tụ những loại cá ngon. Tận dụng thế mạnh này, xã Tân Trung (Phú Tân) rất thành công trong triển khai mô hình “Du lịch nông nghiệp”, vừa khai thác lợi thế địa phương vừa mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Tận dụng thế mạnh sẵn có

Tân Trung là xã nông nghiệp nằm cặp bờ Nam Tỉnh lộ 954 với diện tích tự nhiên 809,3 héc-ta, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 520,66 héc-ta, hai mặt giáp sông Vàm Nao và sông Hậu là lợi thế lớn của xã trong việc thông thương bằng đường bộ lẫn đường thủy rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Từ trước Tết đến khoảng tháng 4 âm lịch là mùa đánh bắt cá bông lau của ngư dân trên sông Vàm Nao. Du khách có thể theo các ngư dân tận mắt xem đánh bắt cá bông lau trên sông, thu hoạch các loại nông sản dọc theo các vạt đất cồn, bãi bồi. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản được chế biến từ cá bông lau vừa đánh bắt và nông sản do mình thu hoạch, như: Canh chua cá bông lau, cá bông lau chiên sả ớt hay cá bông lau kho lạt và vô số các món ăn hấp dẫn từ các loại nông sản sẵn có khác.

Du khách tham gia dỡ chà bắt cá cùng nông dân.

Đến khi con nước trên thượng nguồn Mekong ào ạt đổ về, khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch cũng là thời điểm du khách có thể tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống, cách sinh hoạt của người dân miền sông nước khi lũ về. Tham gia thả lưới, đổ dớn, dỡ chà bắt cá linh, mò ốc, bắt cua, tắm cồn, bơi xuồng đi bẻ ấu… Đồng thời, du khách được hướng dẫn chế biến và thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị đồng quê, như: Canh chua cá linh bông súng, điên điển; lẩu mắm cá, rau đồng…

Lợi ích từ dự án mang lại

Đặc trưng của loại hình du lịch nông nghiệp là cố gắng giữ nguyên nét văn hóa bản địa ở từng địa phương và kết hợp cùng nông dân làm du lịch bằng chính ngôi nhà, mảnh đất của họ, chứ không phá vỡ những hoạt động hằng ngày của nông dân. Ưu điểm của loại hình du lịch này là nông dân ngay trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn có thể tham gia làm du lịch để kiếm thêm nguồn thu, cải thiện đời sống. Trên cơ sở đó, từ tháng 7-2011, Hội Nông dân tỉnh An Giang triển khai Dự án “Thành lập Trung tâm Du lịch nông dân”, do Agriterra (Tổ chức Nông dân Hà Lan) tài trợ, chọn Tân Trung là một trong các xã điểm của hệ thống tour du lịch nông nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa những điểm du lịch nông dân với các tour du lịch khác trong và ngoài tỉnh.

Đánh bắt cá bông lau trên sông Vàm Nao.

Thông qua dự án, 6 hộ nông dân được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ năng cơ bản làm du lịch, như: Nấu ăn đúng quy chuẩn, hợp vệ sinh, giao tiếp, phục vụ du khách, cách tổ chức và hướng dẫn du khách tham gia các hoạt động để thu hút, tạo ấn tượng về nơi đến… Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ một phần vốn cho các hộ tham gia trang bị, xây dựng lại nơi ở, nhà vệ sinh, nhà bếp, tiếp tục sản xuất và hoàn thiện các sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Ông Phan Văn Hổ (ấp Vàm Nao, xã Tân Trung) chia sẻ: “Lúc trước, tôi chỉ biết làm rẫy, suốt ngày quanh quẩn với mấy cây rau màu, tới mùa cá bông lau thì đi thả lưới kiếm thêm thu nhập. Nhưng từ khi tham gia dự án, tôi được học hỏi nhiều kiến thức hay, xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn trước, mà lại có thu nhập khi có những tour khách du lịch về tham quan. Trung bình mỗi tour khách 7 người, tôi kiếm được gần 200 ngàn đồng từ việc nấu ăn; các hộ khác bơi xuồng đưa khách đi câu, chạy tàu đưa và rước khách cũng thu nhập từ 100-200 ngàn đồng/chuyến.”

Anh Võ Chí Tân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Trung cho biết, kinh doanh du lịch nông nghiệp có thể nói là hình thức khá lạ với người nông dân, nhưng bước đầu triển khai, dự án đã góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển các hoạt động du lịch nông nghiệp của hội viên, đồng thời tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân trong vùng dự án. Qua đó, giới thiệu, quảng bá hình ảnh sông nước, con người An Giang, thu hút du khách đến địa phương nhiều hơn.

TRỌNG TÍN

Các tin mới:

24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014
24/3/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang