• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản phẩm VietGAP: Vẫn lo đầu ra

Nguồn tin:  Báo Đồng Nai, 16/03/2014
Ngày cập nhật: 18/3/2014

Nhu cầu về thực phẩm sạch trên thị trường ngày càng lớn, nhưng trong thực tế nhiều mô hình sản xuất theo quy chuẩn VietGAP tại Đồng Nai từ nhiều năm nay vẫn đang gặp khó khăn không nhỏ về đầu ra.

Theo các hợp tác xã (HTX) sản xuất theo quy trình VietGAP, sản phẩm sạch chủ yếu vẫn bán qua thương lái và hầu như không có sự khác biệt nào về giá so với sản phẩm thường.

* Phân phối yếu

Hiện các HTX phải bỏ rất nhiều công và vài chục triệu đồng chi phí để có bộ chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP với thời hạn chỉ 1 năm. Sản xuất theo chuẩn VietGAP, nông dân phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu sản xuất đến thu hoạch, đóng gói. Tuy nhiên, điều nông dân lo lắng nhất vẫn là sản phẩm VietGAP chưa có một kênh tiêu thụ ổn định với mức giá bán phù hợp với công sức đã đầu tư. Đây là lý do khiến một số HTX sản xuất rau, quả sạch hoặc chăn nuôi bỏ VietGAP, Global GAP dù đã mất nhiều công sức gây dựng. Đây cũng là rào cản chính để nhân rộng mô hình sản xuất sạch trong nông nghiệp.

Khó về đầu ra khiến nhiều nông dân trồng xoài tại huyện Vĩnh Cửu chưa quan tâm đến VietGAP.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, xã viên của HTX nông nghiệp và dịch vụ Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ: “Tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP, nông dân nắm vững hơn về kỹ thuật canh tác, biết bón phân, xịt thuốc đúng cách nên đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất. Khó khăn lớn nhất vẫn là đầu ra vì sản phẩm cũng chỉ bán cho thương lái với mức giá cào bằng như trên thị trường.”

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc), hiện sản phẩm của HTX vào kênh siêu thị chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất, còn lại đều tiêu thụ tại các chợ truyền thống. Sản phẩm sạch vẫn bị cào bằng, chấp nhận cảnh vàng thau lẫn lộn khi tham gia thị trường.

* Khó xuất khẩu

Trên thực tế, các HTX sản xuất theo quy trình VietGAP chỉ mới phát huy được vai trò trong khâu hướng dẫn, triển khai đến nông dân về kỹ thuật trong sản xuất. Nông dân vẫn phải tự xoay xở tìm đầu ra cho sản phẩm, luôn đối mặt với sự bấp bênh của thị trường. Các HTX chưa phát huy được vai trò trong việc liên kết, tổ chức khâu phân phối nên để mất nhiều cơ hội tìm được các đơn hàng tiêu thụ lớn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ông Ngô Văn Thân, Phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ Tân Triều, chia sẻ với mục tiêu hướng tới thị trường xuất khẩu, một số thành viên của HTX đã thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP. Thực tế, không thiếu những khách hàng khó tính, như: Đức, Nhật Bản... tìm đến đặt hàng. Nhưng đến nay, bưởi Tân Triều vẫn chưa xuất khẩu thành công vì không đáp ứng được về mặt sản lượng.

“HTX hầu như chưa có hoạt động nào trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Việc tiêu thụ xoài VietGAP vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Vừa qua, có khách hàng đã đặt 1 container xoài (khoảng 40 tấn) để xuất khẩu, nhưng lại đưa ra yêu cầu khá khắt khe về kích cỡ, trọng lượng… nên nông dân cũng không mấy mặn mà” - ông Nguyễn Đăng Bông, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch xoài Phú Lý, cho biết.

Ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết: “Huyện có gần 28 hécta bưởi tại xã Tân Bình và 27,8 hécta xoài tại xã Phú Lý đều được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Các hợp tác xã triển khai rất tốt về mặt kỹ thuật sản xuất sạch, nhưng đầu ra cho sản phẩm sạch vẫn khá bấp bênh nên nhiều nông dân chưa nhiệt tình tham gia”.

Bình Nguyên

Các tin mới:

18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014
18/3/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang