• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dạy nhà nông làm nghề nông – Dễ mà khó

Nguồn tin:  Báo Quảng Ninh, 13/03/2014
Ngày cập nhật: 17/3/2014

Ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: Quan niệm của hầu hết bà con nông dân là nhà nông quanh năm suốt tháng quẩn quanh với đồng ruộng, việc nhà nông cũng chẳng có gì là khó nên có gì đâu mà phải học. Vì thế nên khi tham gia các lớp đào tạo nghề nông cho mình, bà con thường chủ quan không tiếp thu đầy đủ những nội dung giảng dạy.

Nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Nguyễn Văn Khang, phường Hà An (Quảng Yên).

Dạy nghề gắn với bao tiêu sản phẩm

Xác định việc dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm nên trong 9 lớp dạy nghề cho 300 lao động nông thôn được tổ chức năm 2013 của Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) đã được căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát cũng như gắn với quy hoạch vùng sản xuất tập trung và hiệu quả sau đào tạo. Trong đó có: 2 lớp tạo dáng và chăm sóc cây cảnh (TP Uông Bí, TP Hạ Long), 1 lớp trồng hoa tại huyện Đông Triều, trồng rau TX Quảng Yên, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn ở TP Cẩm Phả, nuôi cá lồng bè trên biển ở huyện Vân Đồn), giáp xác thương phẩm TX Quảng Yên, nuôi cá nước ngọt thương phẩm ở TX Quảng Yên, huyện Đông Triều. Và nơi để học, thực hành, thể nghiệm kiến thức được học của bà con nông dân là ngay trên chính diện tích canh tác của gia đình mình, các giáo viên truyền dạy của các cơ sở như Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản sẽ đến tận chân ruộng hướng dẫn bà con.

Điều đặc biệt sau kết thúc mỗi khoá học sẽ có doanh nghiệp phối hợp bao tiêu sản phẩm như với các lớp nuôi trồng thuỷ sản Sở NN&PTNT đã phối hợp với Công ty CP Xuất khẩu thuỷ sản II bao tiêu sản phẩm đầu ra đạt chất lượng chuẩn, lớp trồng rau do Công ty CP Đầu tư và xây dựng Việt Long bao tiêu, các lớp tạo dáng và chăm sóc cây cảnh do Hội sinh vật cảnh và làm vườn tỉnh bao tiêu. Đối với lớp không có đơn vị nhận việc làm hoặc bao tiêu sản phẩm các học viên cam kết tự tạo việc làm sau khoá học. Ngoài các lớp đào tạo nghề nông nghiệp Sở NN&PTNT tổ chức, các địa phương cũng tổ chức thêm được 63 lớp với tất cả các nghề trồng trọt, chăn nuôi.

Ông Phan Văn Cần, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn cho biết: Việc triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã giải quyết được nhu cầu học nghề, việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giải quyết được nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đặc biệt từ năm 2013 công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được chuyển sang ngành NN&PTNT đã tạo điều kiện cho việc lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp hơn với định hướng phát triển của tỉnh, của ngành. Hơn nữa, việc đào tạo nghề có chuyên môn cùng ngành dọc quản lý sẽ thuận lợi hơn trong các khâu khảo sát, tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch. Qua đó tạo điều kiện cho việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát đào tạo nghề nông nghiệp được chuyên sâu, cụ thể, thường xuyên, sát thực tế và phù hợp với tập quán canh tác nông nghiệp của nông dân hơn.

Còn khó từ những vướng mắc nhỏ

Trong 3 năm (2011-2013) toàn tỉnh đã có 15.500 lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó số lao động đã có việc làm và ứng dụng kiến thức đã học vào sản xuất kinh doanh là trên 10.000 người. Kết quả đạt được khá khả quan, nhưng theo đánh giá của các cơ quan tổ chức lớp đào tạo nghề thì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua còn gặp những khó khăn, hạn chế là do đa phần người học lớn tuổi, trình độ văn hoá hạn chế, khả năng tiếp thu kiến thức chậm. Nông dân có quan niệm học cho biết nên một số học viên không làm bài thu hoạch cuối khoá, vì vậy số lao động được cấp giấy chứng nhận luôn thấp hơn so với số thực tế đào tạo. Một số quá khó khăn, phải đi làm kiếm sống nên không sắp xếp thời gian theo học suốt khoá. Do tính đặc thù là dạy nghề tại chỗ, giáo viên phải đi xa, với chi phí thấp nên rất khó mời giáo viên có trình độ chuyên môn cao hợp tác. Đặc thù của nông thôn Quảng Ninh là miền núi, hải đảo, nhiều vùng đồng bào dân tộc sinh sống nên nhận thức của bà con với việc học nghề nông gắn với giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình chưa đầy đủ, tâm lý ỷ lại, trông chờ vẫn nặng nề. Cùng với đó do việc thực hiện tuyên truyền, khảo sát, tư vấn về học nghề, xây dựng kế hoạch ban đầu không sát thực tế ở một số địa phương hoặc khoán trắng cho cơ sở dạy nghề trong công tác tư vấn về học nghề và tuyển sinh dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh, không mở được lớp. Ngoài ra, do các đơn vị dạy nhận đào tạo nhiều lớp, nhưng không đảm bảo về năng lực giảng dạy cũng như số lượng giáo viên dẫn đến tình trạng chồng chéo về giáo viên, không đảm bảo đủ giáo viên dạy thực hành, không đảm bảo đủ lịch học dẫn đến thiếu giờ học giảm chất lượng dạy nghề.

Để tránh tình trạng bà con học xong không có điều kiện để áp dụng, trong thời gian gần đây việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định là phải gắn với giải quyết việc làm khi kết thúc khoá học, nhưng do chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ tự sản, tự tiêu vì vậy rất khó khăn cho các lớp học do các địa phương tổ chức. Cộng với đó do trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa ít hoặc không có cơ sở dạy nghề khiến cho việc lựa chọn các đơn vị đào tạo nghề tốt còn hạn chế, khó khăn trong công tác đi lại của giáo viên cũng như khâu thực hành thực tế.

Dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung và dạy nông dân làm nghề nông nói riêng góp phần quan trọng vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là cơ sở rất quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xây dựng nông thôn mới. Nhưng dạy thế nào để nông dân có thể tiếp thu, ứng dụng tạo thành quả sản xuất mới là việc mà các cơ quan tổ chức đào tạo nghề cần tiếp tục tập trung tìm những giải pháp hiệu quả hơn.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp không chỉ có việc đưa các giống cây con mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, mà điều quan trọng hơn cả đó là phải đào tạo nghề cho nông dân.

Hữu Việt

Các tin mới:

17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014
17/3/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang