• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ giới hóa nông nghiệp bằng máy Trung Quốc, Nhật Bản

Nguồn tin:  Kinh tế Sài Gòn, 30/12/2013
Ngày cập nhật: 1/1/2014

Một máy lúa đang gặt lúa ở mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Hồng Cường

Dù là nước có thế mạnh về nông nghiệp và Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ để giúp ngành cơ khí nông nghiệp sản xuất các máy móc phục vụ cho ngành này, nhưng thực tế 60% sản phẩm máy móc nông nghiệp bán trên thị trường là máy nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Huy Bích, Trưởng khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông lâm TPHCM, trích dẫn số liệu bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp cho biết, các loại máy nông nghiệp được sản xuất tại Việt Nam bao gồm chế tạo và lắp ráp chỉ chiếm thị phần khoảng 30-40%. Còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó, phần lớn là máy móc nhập từ Trung Quốc.

Ở thị trường nội địa, Công ty có thị phần lớn nhất là Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) - Bộ Công Thương, khi chiếm 40% thị phần của các nhà sản xuất máy nông nghiệp trong nước.

“Hiện các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xưởng cơ khí địa phương, nhỏ lẻ, do đó, kỹ thuật thiết kế và công nghệ chế tạo bị hạn chế, các chi tiết máy chưa được chuẩn hóa, chất lượng thấp. Vì thế, làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa và giảm khả năng cạnh tranh so với máy nhập khẩu”, ông Bích nói.

Ngoài ra, theo ông Bích, hiện số lượng sinh viên đăng ký học ngành cơ khí nông nghiệp không nhiều, mỗi năm chỉ có vài chục sinh viên theo học, thậm chí, vào năm 2011 không có sinh viên nào học cơ khí nông nghiệp. Vì thế, trước đây có 5 trường đại học đào tạo trình độ đại học và sau đai học ngành cơ khí nông nghiệp, nay chỉ có hai trường là Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đại học Nông lâm TPHCM.

"Cứ nhìn vào số lượng sinh viên theo học ngành cơ khí nông nghiệp thì sẽ biết về hiện trạng cơ giới hóa nông nghiệp đất nước như thế nào", ông Bích nói.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cho rằng, việc Việt Nam nhập khẩu đến 60% máy móc thiết bị để giúp cơ giới hóa nông nghiệp là điều bắt buộc hiện nay.

“Để chế tạo được các loại máy móc nông nghiệp phải có nhiều sản phẩm phụ trợ, trong khi, Việt Nam chưa có nên phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Việt Nam là một thị trường lớn về tiêu thụ máy móc nông nghiệp và việc phải nhập khẩu cũng là cách để doanh nghiệp trong nước tìm cách thay đổi chiến lược kinh doanh nếu muốn tồn tại”, ông Hòa nói.

Ông Hòa dẫn chứng, hiện Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loại máy tách, cắt vỏ hạt điều qua các nước châu Phi. Tuy nhiên, để làm chủ công nghệ này, ban đầu Việt Nam cũng phải nhập máy móc từ các nước, rồi trên cơ sở đó các doanh nghiệp, cơ sở chế tạo máy sáng tạo ra máy cắt, tách vỏ hạt điều mang nhãn mác “made in Việt Nam” để xuất khẩu trở lại.

Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, hiện cả nước có khoảng 600.000 máy kéo, hơn 260.000 máy tuốt lúa, 20.000 máy gặt lúa các loại. Điều này dẫn đến mức độ cơ giới hóa không đồng đều giữa các khâu, cơ giới hóa nhiều nhất là khâu làm đất, bơm nước và xay xát với tỷ lệ 60-100%, còn khâu gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch và bảo quản còn thấp.

Chủ sở hữu các máy nông nghiệp chủ yếu là các hộ gia đình. Vì thế, hầu hết các máy nông nghiệp có công suất nhỏ để phù hợp với diện tích nông nghiệp nhỏ của các hộ dân.

Ngày 30-12 tại TPHCM, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đã tổ chức hội nghị phổ biến chính sách xúc tiến thương mại đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy móc nông nghiệp.

Hội nghị cũng giới thiệu quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp nhằm thay thế cho hai quyết định 63 và 65 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản vốn không có hiệu quả khi đưa vào thực tế.

Ngọc Hùng

Các tin mới:

1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014
1/1/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang