• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiền Giang: Nông dân được mùa khóm Phụng kiểng

Nguồn tin: Tiền Giang, 31/1/2014
Ngày cập nhật: 3/2/2014

Tết Giáp Ngọ 2014, trở lại thăm xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước chúng tôi thấy diện mạo nông thôn thay đổi hẳn, cuộc sống bà con ổn định nhờ khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động đưa vào trồng trọt, chăn nuôi, mở mang thương mại - dịch vụ.

Ông Hà Văn Bảy chăm sóc khóm Phụng.

Tết trùng với thời điểm người dân thu hoạch nông sản chủ lực: khóm, khoai mỡ, dưa hấu,... Trong đó, vui nhất chính là vào vụ thu hoạch khóm Phụng - loại khóm kiểng bán Tết. Với vài chục hộ dân chuyên trồng khóm Phụng và sản lượng cung ứng thị trường trên dưới 30.000 trái. Thạnh Mỹ có thể xem là vương quốc của khóm Phụng - cho những quả to, đẹp, màu sắc sặc sỡ và dáng như chim Công, chim Phụng rất được ưa chuộng chưng trong nhà lấy lộc vào dịp Tết Nguyên đán. Khóm Phụng cho trái không những to mà còn có nhiều trái nhỏ bao xung quanh trái lớn nhất (gọi là trái đeo) khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh những con chim Phượng hoàng, chim Công xòe đuôi, xòe cánh khi nhảy múa nên gọi là khóm Phụng. Trái nào càng to, càng có nhiều trái đeo, màu sắc càng sặc sỡ, càng đẹp thì giá trị càng cao. Người đi tiên phong trồng khóm Phụng trên đất Thạnh Mỹ là ông Hà Văn Bảy (Bảy Cụt) bởi ông bị tai nạn mất một chân. Quê gốc ông Hà Văn Bảy ở Hậu Giang. Gia đình nghèo, thiếu đất canh tác, hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về di dân khai hoang sản xuất, ông vào lập nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên huyện được thành lập, khoảng 1994. Thời đó, miền đất này còn rất hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt. Ông Bảy khai hoang, phục hóa, tổ chức sản xuất bằng các loại cây trồng khác nhau, nhưng không mang lại hiệu quả.

Năm 2004, ông được người quen tặng cây giống khóm Phụng đem về từ Hậu Giang trồng thử. Lứa đầu tiên, khóm cho trái đúng dịp Tết, trái to, dáng đẹp. Thấy hay, năm sau ông nhân giống ra trồng rộng rãi bán vào dịp Tết rất được giá. Từ đó, nghề trồng khóm Phụng mở rộng ra qui mô toàn xã, thậm chí sang cả một số vùng lân cận.

Theo ông Lê Hoàng Phương, Trưởng ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, Tết Giáp Ngọ, ấp có rất nhiều hộ dân trồng khóm Phụng. Người nhiều vài ngàn gốc, người ít một hai trăm gốc trở lên. Có thể kể các ông Hà Văn Bảy, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Hữu Soi, Lê Văn Ngự, Nguyễn Văn Bạo, Võ Văn Nhã... Ngoài khóm Phụng, bà con ở đây còn trồng thêm khóm Son - là một loại khóm kiểng bán vào dịp Tết nhưng ít giá trị hơn. Với thâm niên nhiều năm trồng và thâm canh khóm Phụng, ông Hà Văn Bảy cho biết, khóm Phụng giống như các giống khóm khác phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười, dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, loại cây này có một số nhược điểm: Chỉ ưa đất mới khai hoang, cây mẹ ít cho cây con nên thiếu nguồn con giống, khó mở rộng diện tích trong thời gian ngắn...

Ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, phần lớn khóm Phụng đều được thương lái tới xem, đặt hàng trước, thường vào đầu hoặc giữa tháng Chạp để đến 23, 24 tháng Chạp tranh thủ thu hoạch đưa đi tiêu thụ. Khóm Phụng khi thu hoạch rất cẩn thận, người ta cắt từng trái một để vào các thùng riêng hoặc bọc và cột kỹ, cột chặt tránh bị dập mất giá trị. Sau đó, đưa lên xe, sắp xếp lại ngăn nắp, kỹ lưỡng một lần nữa trước khi chuyển bánh về chợ, phân phối đến người tiêu dùng.

Theo ông Cao Văn Sáng, vụ khóm Phụng Tết bà con được mùa và được giá. Những trái khóm Phụng đẹp nhất (loại nhất), thương lái thu mua tại vườn giá từ 200.000 - 300.000 đồng/trái. Còn loại thường vài ba chục ngàn đồng/ trái trở lên, cao gấp chục lần giống khóm Queen truyền thống tại địa phương. Tết Giáp Ngọ, ông chỉ trồng chừng 100 gốc quanh nhà, nhưng thu hoạch được vài chục trái loại nhất bán 200.000 đồng/trái, còn lại loại II, loại III.

Còn ông Hà Văn Bảy bán được chừng chục trái với giá cao 250.000 - 300.000 đồng/trái; còn lại trên 1.300 trái ông bán hết cho thương lái với giá bình quân 30.000 đồng/trái, tổng thu khoảng 40 triệu đồng. "Nhờ khóm Phụng, gia đình tôi năm nay ăn một cái Tết tươm tất " - Ông Bảy phấn khởi cho biết.

Minh Trí

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
27/12/2014
26/12/2014
26/12/2014
25/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang