• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bon sai thời khó khăn

Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 27/07/2014
Ngày cập nhật: 28/7/2014

Khoảng năm 2011-2012, thị trường bon sai lên cơn sốt. Khi đó, việc mua bán diễn ra sôi động và dễ dàng. Giá bon sai cũng tăng cao chóng mặt. Thế nhưng, từ khoảng cuối năm 2012 trở lại đây, thị trường bon sai trở nên trầm lắng, việc mua bán khó khăn, giá một số loại bon sai cũng giảm mạnh, khiến nhiều chủ vựa gặp khó.

Ông Trần Văn Yến bên cây sanh bon sai mua với giá 45 triệu đồng. Lúc cao điểm, cây sanh này có giá khoảng 140 triệu đồng.

Qua thời vàng son

Vừa khuấy ly cà phê, khuôn mặt trầm ngâm, anh Trần Phúc Lộc (ấp Thị Vải, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa chỉ ra vựa bon sai hàng trăm chậu có giá trị của mình, cho biết, thời điểm những năm 2011-2012 rộ lên phong trào chơi bon sai. Việc mua - bán diễn ra chóng vánh và giá rất cao. Khi đó, cây sanh bon sai được ưa chuộng nhất nên giá cả biến động từng giờ, giao dịch diễn ra sôi động. Có khi khách này vừa mua xong, gặp người khác thích liền bán lại ngay cũng có thể kiếm lời hàng chục triệu đồng. “Cơn sốt bon sai khi đó đã tạo ra một lượng người chơi đáng kể. Người mới tham gia ra chơi bon sai cũng nhiều. Bây giờ, thị trường bon sai rất trầm lắng, có khi mấy ngày không có khách hỏi mua”, anh Trần Phúc Lộc chia sẻ.

Theo anh Lộc, nguyên nhân khiến thị trường bon sai lên cơn sốt khi đó là do các thương lái Trung Quốc gom hàng mạnh. Năm 2010, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội có hoạt động thi sinh vật cảnh, trong đó thu hút nhiều loại bon sai từ khắp cả nước đổ về khiến nhiều người biết đến bon sai hơn. Ngoài ra, thời điểm những năm 2011-2012, trước khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều người có tiền, làm nhà mới, đẹp cũng thích trang trí vườn cảnh bon sai, góp phần khiến thị trường bon sai lên cơn sốt. Từ cuối năm 2012 đến nay, thương lái Trung Quốc không mua hàng nữa, đồng thời thị trường bất động sản gặp khó khăn nên thị trường bon sai cũng “hạ nhiệt”. Giá cây sanh bon sai giờ chỉ bằng 1/3, có khi là 1/10 so với lúc cao điểm mà cũng rất khó bán. “Khi có tiền, người ta đổ xô mua bon sai, bây giờ kinh tế khó khăn, nhiều người không chơi nữa. Đầu ra gặp khó, nhiều người sống bằng nghề kinh doanh bon sai ở huyện Tân Thành phải chuyển sang nghề khác. Bản thân vựa của tôi lớn vào hạng nhất nhì huyện cũng gặp khó khăn nhưng không thể chuyển nghề được vì vốn liếng đổ cả vào đấy rồi”, anh Lộc nói.

Ông Phạm Văn Phái, một chủ vựa bon sai ở ấp Phước Hiệp, xã Tân Hòa (huyện Tân Thành) cũng cho biết, mấy năm trước khách đến hỏi mua nhiều, còn thời gian gần đây sức mua rất chậm. “Cách đây vài năm, ngày nào vựa bon sai nhà tôi cũng có khách ra vào tham quan, mua bán, trong đó có nhiều người đến từ TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu. Bây giờ khách ít hẳn, có khi cả tuần mới có người ghé vào xem”, ông Phái chia sẻ.

Thả hồn vào bon sai

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người kinh doanh bon sai gặp khó khăn, nhưng đây lại là cơ hội để những người đam mê bon sai, có tiềm lực kinh tế bổ sung cho bộ sưu tập của mình.

Đầu năm 2014, giới kinh doanh bon sai ở huyện Tân Thành tỏ ra bất ngờ khi ông Trần Văn Yến (46 tuổi), chủ một DN cơ khí ở khu phố Ngọc Hà, thị trấn Phú Mỹ (huyện Tân Thành) bỏ ra gần 500 triệu đồng để mua lô 65 cây sanh bon sai ôm đá, loại trên 10 năm tuổi, do một chủ vựa mang từ tỉnh Nam Định vào bán. Theo ông Yến, lúc cao điểm, số bon sai này có giá trị vài tỷ đồng. “Tôi chọn bon sai như một thú chơi tao nhã, tốt cho tinh thần, sức khỏe mà lại không bị lỗ vì cây càng có tuổi càng giá trị. Tôi cũng dành nhiều thời gian để chăm sóc bon sai. Chăm sóc cây, tôi thấy tâm hồn thư thái, ăn ngon và ngủ cũng ngon”, ông Trần Văn Yến chia sẻ. Ông cũng cho rằng, giá bon sai hiện nay chỉ bằng khoảng 30% so với lúc cao nhất và đây chính là cơ hội tốt để người đam mê mua bon sai.

Ông Nguyễn Văn Phòng, chủ một DN chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu ở tổ 17, thôn Vạn Hạnh (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành), cũng là một người đam mê bon sai, cho biết: “Việc kinh doanh nhiều lúc mệt mỏi, căng thẳng nên tôi chọn chơi bon sai như một thú vui để tiêu khiển. Mỗi sáng sớm thức dậy, tôi tự tay chăm sóc, uốn, tỉa những cây bon sai của mình. Bon sai giúp tôi bớt nóng nảy và rèn thêm được đức tính kiên trì”.

Trước khi chia tay chúng tôi, anh Trần Phúc Lộc bày tỏ mong muốn chính quyền địa phương và các ban, ngành, cơ quan chức năng quan tâm tạo thêm những sân chơi chuyên về bon sai để người trồng, người chơi bon sai có cơ hội giao lưu, tìm hiểu và mở rộng phong trào chơi bon sai trên địa bàn.

NGUYỄN ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
27/12/2014
26/12/2014
26/12/2014
25/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang