• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một nông dân yêu nghề trồng hoa

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 28/05/2014
Ngày cập nhật: 31/5/2014

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất cà phê Di Linh (Lâm Đồng), bố mẹ anh ngày trước có thêm nghề trồng hoa, nên đã giúp anh có niềm đam mê hoa từ nhỏ. Và giờ đây, chính nhờ niềm đam mê ấy đã giúp anh thành công trên đường đời.

Anh Nguyễn Văn Cường chăm sóc hoa hồng môn

Anh là Nguyễn Văn Cường, từ trước tới giờ, chỉ sinh sống cố định tại một địa chỉ (nhà số 405, đường Hùng Vương, thị trấn Di Linh) nên khá nhiều người biết đến. Theo lời anh kể, từ thời còn bé, Cường theo bố vào rừng hái lượm, sưu tầm các loài lan rừng về nuôi trồng (kể cả phong lan và địa lan). Lúc đầu, chỉ mê và chơi số ít, nhưng rồi phát triển dần. Vừa làm vừa học, có những lúc vườn lan của anh có đến 50 - 70 ngàn giò và chậu. Điều thuận lợi là gia đình anh ở mặt tiền Quốc lộ 20 và gần trung tâm thị trấn, nên khách du lịch ngược xuôi thường dừng chân tham quan. Ai có nhu cầu mua thì anh cũng bán. Dần từ đó, nuôi trồng hoa lan rừng đã giúp trở thành một “nghề” khá chuyên nghiệp.

Không chỉ lan rừng, anh Cường còn tiếp cận với các giống phong lan nước ngoài, chủ yếu là giống lai, như Cattleya, Vanda, Penrobium, Miltonia, Oncidium (Vũ nữ) và Hồ điệp…. Từ đó, anh trồng, nhân giống và phát triển, bổ sung, thay thế dần những giống lan nội địa. Vườn phong lan của anh lúc bấy giờ phát triển, có những lúc lên đến 100 ngàn giò và chậu.

Ngoài hoa phong lan, anh Nguyễn Văn Cường còn phát triển thêm hoa hồng môn. Năm 2001 và năm 2003, trong 2 đợt, anh mua 4.000 cây giống hoa hồng môn từ Hà Lan (giống Anthurium Tropical, Arizona, Pistache, Chocolate). Sau khi trồng thử cho thấy, hoa hồng môn - một loại cây hoa dài ngày, cho hoa cắt cành quanh năm, hiệu quả kinh tế cao hơn phong lan, nên anh đã phát triển thêm 7.000m2 nhà lưới để trồng hoa hồng môn. Toàn bộ diện tích nhà lưới, anh đầu tư trang bị hệ thống tưới tự động và tưới nhỏ giọt. Riêng trang trại hoa hồng môn của anh giải quyết việc làm quanh năm cho 6 lao động (vào kỳ cao điểm vụ mùa, giải quyết việc làm cho 12 lao động), với mức tiền công 4 triệu đồng/tháng. Nếu làm công nhật, thì anh chi trả 150 ngàn đồng/1 ngày. Anh Cường cho biết: “Hàng năm, chỉ với 7 sào hoa hồng môn, anh thu nhập được khoảng 600 triệu đồng (chưa trừ chi phí)”.

Với nghề trồng hoa, anh Nguyễn Văn Cường là người đầu tiên và trồng với qui mô lớn nhất ở Di Linh. Riêng với hoa hồng môn, từ kinh nghiệm thực tế của mình, anh đã giúp nhiều người ở địa phương phát triển và đã có một số người làm giàu từ loại hoa cắt cành này. Ở huyện Di Linh, hiện có trên 30 gia đình trồng tổng cộng 5ha hoa hồng môn. Là ủy viên thường trực Hội Sinh vật cảnh huyện Di Linh rất tâm huyết với hoa hồng môn, anh Nguyễn Văn Cường đã vận động và thành lập Câu lạc bộ (CLB) hoa hồng môn. CLB hoa hồng môn Di Linh hiện đã có 36 thành viên, do anh làm Chủ nhiệm. Anh cho biết: CLB hiện đã tạo được mối quan hệ thân thiết với Công ty Anthura (chuyên sản xuất và tiêu thụ hoa hồng môn của Hà Lan) để họ hỗ trợ, giúp đỡ CLB. CLB đã nhập từ công ty này 6.000 cây hồng môn giống để cung cấp cho các thành viên trong CLB trồng. Ông Kasper - chuyên gia kỹ thuật của công ty, đã đến CLB để hướng dẫn, giúp các thành viên trong CLB kỹ thuật trồng hoa hồng môn. Được Ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ, CLB đã xây dựng thành công 2 mô hình trình diễn hoa hồng môn (mỗi mô hình 300m2). Từ thực tiễn của 2 mô hình này, CLB đã từng bước nhân rộng hoa hồng môn giống mới.

Không chỉ yêu nghề trồng hoa, anh Nguyễn Văn Cường còn biết trân trọng đến cây trồng “truyền thống” ở vùng đất Di Linh này. Đó là cây cà phê. Anh trồng cà phê không nhiều lắm, chỉ ổn định trên diện tích hơn 3ha. Ngoài việc đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật, anh còn lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê. Nhờ vậy, ngoài việc tiết kiệm nước, công nghệ tưới nhỏ giọt còn giúp anh tiết kiệm được công chăm sóc; cây cà phê lúc nào cũng xanh tốt và năm nào cũng được mùa. Chỉ với chừng ấy diện tích, không năm nào anh Cường thu hoạch dưới mức 12 tấn cà phê nhân.

XUÂN LONG

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
27/12/2014
26/12/2014
26/12/2014
25/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang