• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thương hiệu cà phê chồn đang bị tầm thường hóa

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 05/01/2014
Ngày cập nhật: 6/1/2014

Càng gần đến tết, lượng cà phê mang nhãn hiệu “cà phê chồn” được tung ra tại thị trường Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày một nhiều. Điều đáng ngạc nhiên là giá cả của thứ thức uống được xem là “đắt nhất thế giới” này ở Đà Lạt lại rất “mềm” - chỉ trên dưới 200.000 đồng/kg.

Pha chế cà phê chồn

Cà phê chồn vài chục triệu đồng một kg

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Minh - chủ trang trại cà phê chồn duy nhất ở Đà Lạt (vừa nuôi chồn vừa sản xuất cà phê) - thì giá 1kg cà phê chồn hiện nay được bán ngay tại nơi sản xuất không dưới 20 triệu đồng. Cách nay 7 năm, ông Minh bỏ tiền tỷ ra để mua một vườn cà phê rộng 2,4ha tại Trại Hầm (phường 10, Đà Lạt) đang trồng cà phê giống moka (một dòng của cà phê arabica được xem là “cà phê số một thế giới”) để cải tạo (thay đổi kỹ thuật canh tác để tạo sản phẩm sạch) và nuôi chồn tại chỗ để sản xuất cà phê chồn. Đến nay, trong chuồng của trang trại cà phê chồn của ông Minh cũng chỉ có vỏn vẹn 120 con chồn được nuôi. Theo tính toán của ông Minh, với số lượng chồn hiện có, mỗi năm trang trại cà phê chồn Trại Hầm của ông cũng chỉ cung cấp cho thị trường không quá 250kg cà phê mang thương hiệu “cà phê chồn”.

Tính ở phạm vi rộng hơn là cả Tây Nguyên, ước số lượng chồn được chăn nuôi cho mục đích kinh doanh cà phê cũng không quá 10.000 con; tính mỗi ngày một con chồn thải ra 200gram phân nhân cà phê và mỗi năm chồn chỉ “sản xuất” từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau (khoảng 4 tháng trong năm) thì tổng sản lượng càphê chồn được đưa ra thị trường cũng không quá nhiều để có thể “kéo” giá thành mỗi kg từ vài chục triệu đồng xuống còn vài trăm ngàn đồng, thậm chí chỉ vài chục nghìn đồng, như hiện nay. Hiện tại, sản phẩm cà phê Weasel của Trung Nguyên được xem là đắt nhất Việt Nam có giá lên đến 64 triệu đồng/kg. Sở dĩ giá cao đến vậy là vì sản phẩm này được làm từ phân chồn tự nhiên. Thấp hơn là cà phê chồn Trại Hầm - 20 triệu đồng/kg, vì được làm từ chồn nuôi nhốt. Hoặc như với một số thương hiệu cà phê chồn khác ở Tây Nguyên, giá mỗi kg cũng nằm ở mức trên dưới 15 triệu đồng.

Cà phê chồn vài chục ngàn đồng một kg ở đâu ra?

Những ngày cận tết này, thị trường cà phê chồn ở Đà Lạt trở nên hết sức sôi động bởi thứ thức uống “đắt nhất thế giới” bỗng... giá rẻ bất ngờ! Dạo quanh một vòng chợ Đà Lạt hoặc một vòng tại các điểm du lịch trên địa bàn Đà Lạt, du khách dễ dàng tiếp cận với rất nhiều loại “cà phê chồn” được bao bì và đóng nhãn mác rất “chuyên nghiệp” và nếu hỏi mua thì dễ dàng được chủ hàng kinh doanh đồng ý với mức giá chỉ từ vài chục nghìn đồng đến trên dưới 200.000 đồng/kg. Theo một số người sành cà phê, khi uống thứ cà phê gọi là “chồn” này thì vẫn thấy “hương vị cà phê chồn nhưng không rõ là chồn thiệt hay chồn... giả”. Một số người thông thạo thị trường thì cho rằng đó là thứ cà phê Đà Lạt pha “hương vị cà phê chồn” - thứ hương vị mua từ nước ngoài một cách khá dễ dàng. Trong khi đó, các chủ quầy hàng kinh doanh đều khẳng định đó là “cà phê chồn 100%”(?).

Sau nhãn hiệu cà phê Di Linh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận, hiện Lâm Đồng đang tiếp tục xây dựng 2 nhãn hiệu cà phê cho thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương: Cà phê chè Đà Lạt và cà phê arabica Lạc Dương (thực ra, “cà phê chè” là tên gọi khác của cà phê arabica với hai dòng chính là cà phê catimo và cà phê moka). Điều đáng quan tâm, nhờ được trồng ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển nên cà phê arabica (cà phê chè) của Đà Lạt và Lạc Dương được cho là thứ thức uống (cà phê) ngon nhất thế giới hiện nay. Thêm nữa, không chỉ tạo sản phẩm cà phê “ngon nhất thế giới” mà Đà Lạt hiện đang tiến thêm một bước là tạo sản phẩm cà phê chồn từ hai giống cà phê catimo và moka. Như vậy, đẳng cấp của cà phê chồn Đà Lạt đang dần được khẳng định ở mức vượt trội hơn nhiều so với cà phê chồn cùng loại của một vài quốc gia sản xuất được cà phê chồn như Indonesia, Philippin, Trung Quốc... (các nước có cầy (chồn) vòi đốm sinh sống).

Như vậy, đã đến lúc cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vào cuộc để giải tỏa ngay nạn tầm thường hóa thương hiệu cà phê chồn của quốc gia, hẹp hơn là thương hiệu cà phê chồn Đà Lạt!

Khắc Dũng

Các tin khác

27/12/2014
26/12/2014
25/12/2014
22/12/2014
15/12/2014
14/12/2014
13/12/2014
12/12/2014
9/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang