• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm do cá nóc

Nguồn tin: VGP, 02/01/2014
Ngày cập nhật: 3/1/2014

Mới đây trên địa bàn thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá nóc làm 2 người mắc và nhập viện.

Cá nóc chuột vân bụng, một trong những loài có độc tính rất mạnh

Để xử lý kịp thời vụ ngộ độc và chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục tổ chức cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm.

Tổ chức thực hiện điều tra vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định nhằm xác định rõ cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên trong vụ ngộ độc thực phẩm và báo cáo vụ việc theo quy định. Công khai thông tin kết luận điều tra vụ ngộ độc thực phẩm để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên, đặc biệt là cá nóc.

Sở Y tế tỉnh Long An cần chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà…) có hàng trăm loài trên thế giới. Cá nóc phân bố chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt.

Loại cá nóc độc người dân thường ăn có thân 4-40 cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin (TTX). Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.000 lần so với Cyanua. Nhưng bình thường nó tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố Tetrodomin không độc. Khi cá bị ươn hoặc bị va đập, tiền chất Tetrodomin sẽ biến đổi thành chất TTX gây độc. Độc tố này là hợp chất có tính bền nhiệt, không bị phân hủy trong quá trình nấu chín.

Đến nay, ngộ độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người ngộ độc cá nóc bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Do đó cần có những cảnh báo, khuyến cáo rộng rãi không những về mức độ nguy hiểm của ngộ độc từ cá nóc mà còn về nhận dạng các loài cá nóc độc nhằm giúp người dân tránh mua hoặc sử dụng nhầm cá nóc.

Tuệ Văn

Các tin khác

27/12/2014
26/12/2014
25/12/2014
22/12/2014
15/12/2014
14/12/2014
13/12/2014
12/12/2014
9/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang