• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Thần dược" chống hạn ở xã Bình Minh

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 15/06/2014
Ngày cập nhật: 16/6/2014

Trong khi nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đang phải oằn mình với tình trạng khô hạn chưa từng có, thì những cánh đồng ở xã Bình Minh (Bình Sơn) vẫn xanh mướt một màu. Nắng hạn từng làm cây cối nơi đây héo úa nhưng nay đã bị đẩy lùi, bởi sự đồng lòng của người dân.

Cấp tốc chế “thần dược”

Trong cái nắng hanh khô đến cháy da thịt, anh Trần Thu ngụ ở thôn Mỹ Long, xã Bình Minh mặt lấm tấm mồ hôi vẫn không dấu được niềm vui khi nhìn đồng lúa đang lên tươi tốt. “Nắng thế này đã gần 2 tháng rồi, nhưng 3 sào lúa nhà tôi vẫn ngon lành”- anh Thu cười giòn tan. Theo lời anh Thu, sỡ dĩ nhiều cánh đồng ở đây vẫn tươi tốt là vì cây lúa đã được cho “uống” thần dược.

Ban đầu, chúng tôi cứ băn khoăn mãi không hiểu “thần dược” mà anh Thu nhắc đến là gì mà có thể khiến cho cây lúa xanh rì trong khi nhiều địa phương bị hạn đến cháy khét. Đến khi được tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới vỡ lẻ.

Công trình chống hạn của người dân xã Bình Minh đã được hoàn thành chỉ trong 5 ngày để cứu 65ha lúa

Xã Bình Minh có 65ha lúa không được hưởng nước Thạch Nham mà phải nhờ vào nguồn nước từ đập Đá Giăng. Đến vụ hè thu năm nay, do nắng hạn kéo dài, con đập được xây cách đây hơn 30 năm đã xuống cấp không tích nước. Lúa được gieo sạ theo mùa vụ chẳng mấy chốc có dấu hiệu cháy ngọn với chân ruộng nứt nẻ vì thiếu nước.

Lo lắng cho cây lúa, bà con nông dân đứng ngồi không yên, liền tập trung họp bàn để đẩy hạn. Chỉ sau một ngày, “thần dược” chống hạn cho cây lúa đã được kê đơn. Hơn 150m kênh mương dẫn nước về hệ thống kênh được đào từ một nhánh sông của sông Trà Bồng. Dòng điện ba pha cùng máy bơm công suất lớn sẵn sàng chạy nước 24/24 giờ. Thần dược cứu lúa của bà con nông dân xã Bình Minh chỉ trong 5 ngày đã hoàn thành. Thế là 65ha lúa đã được tắm mát, thoát khỏi nguy cơ chết héo đang cận kề.

Hiến đất để cứu lúa

“Nói ra cách cứu lúa thì đơn giản vậy, chứ quá trình làm thì hao tâm tổn sức lắm. Nếu không có Hợp tác xã nông nghiệp Bình Minh 1 đứng ra thi công giúp bà con, thì chắc lúa đã chết hết”- anh Thu chia sẻ. Công trình chống hạn của bà con xã Bình Minh có kinh phí 320 triệu đồng. Trong đó, phần nhiều là hợp tác xã tự bỏ kinh phí và đi vay mượn giúp người nông dân.

“Lúc đầu bà con không chịu làm vì sợ dẫn nước về không thành công, mà lại tốn tiền. Nhưng chúng tôi không thể ngồi đợi mãi, 65ha lúa chứ ít gì nên chúng tôi ra sức vận động bà con. Chưa có năm nào khô hạn như năm nay, nếu còn chần chừ thì lúa sẽ chết hết”- ông Đỗ Phú Soạn, thành viên trong Ban chủ nhiệm HTX nông nghiệp Bình Minh 1 khẳng định.

Trong khi khô hạn đang hành hoành ở nhiều nơi thì những cánh đồng ở xã Bình Minh vẫn xanh mướt một màu.

Cái khó nhất trong quá trình chế “thần dược” cho cây lúa chính là phải dẫn nước về mương tự tạo ở vị trí nào và ai sẽ là người hiến đất. Mọi người đang “đau đầu” vì nghĩ rằng sẽ không ai dám hy sinh vài sào đất để dẫn đường mương vào hệ thống kênh có sẵn. Nhưng không phải một mà khá nhiều người đã tình nguyện hiến đất để đào mương. Trong đó có gia đình ông Nguyễn Tấn Phú đã mạnh dạn bố trí 1,5 sào đất dẫn nước xuyên qua vườn nhà để đến hệ thống kênh.

Điều đáng nói là gia đình ông Phú lại không hề có ruộng trong số 65ha lúa. “Nhà tôi chỉ có 4 sào mỳ trồng ngay trong vườn nhà thôi. Nhà sát sông nên không bao giờ lo thiếu nước. Nhưng giờ nếu không cho đào mương dẫn nước thì lúa của bà con chết hết.”- ông Phú ngẫm nghĩ. Thế nên, ông Phú và nhiều người khác đã mạnh dạn hiến đất để cứu lúa. Dọc đường đi của con mương tự đào, hễ đụng đến phần đất của nhà nào thì gia đình đó tự khắc hạ cây, dọn cỏ nhường đất.

Sau nỗ lực ấy, dòng nước trong xanh của sông Trà Bồng đã về cứu sống 65ha lúa ở thôn Mỹ Long, xã Bình Minh. Không chỉ vậy, hàng chục ha hoa màu dọc con mương cũng có nguồn nước tưới ổn định. “Có nước nên bà con yên tâm sản xuất. Để trả tiền điện thì nhà nào cũng vui vẻ nộp 50 nghìn đồng/sào. Giờ chúng tôi chỉ còn lo việc điều tiết nước hợp lý để tiết kiệm điện cho nông dân thôi.”- ông Đỗ Phú Soạn thành viên của HTX cho hay.

“Thần dược” chống hạn ở xã Bình Minh theo cách nói của người dân chính là công trình mương tự đào dẫn nước sông về cứu đồng ruộng. Nhưng theo cách nghĩ của chúng tôi, “thần dược” chính là sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của mỗi người nông dân, mỗi gia đình với cách nghĩ, cách làm hay để cứu lúa trong thời tiết khô hạn đến khắc nghiệt.

Thanh Phương

Các tin khác

27/12/2014
26/12/2014
25/12/2014
22/12/2014
15/12/2014
14/12/2014
13/12/2014
12/12/2014
9/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang