• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá nông sản chênh lệch bất hợp lý: Người tiêu dùng và nông dân đều bị “móc túi”

Nguồn tin:  Tiền Phong, 25/11/2008
Ngày cập nhật: 27/11/2008

Trong các báo cáo vừa công bố, hai Bộ Công Thương và NN&PTNT đặc biệt lưu ý sự chênh lệch quá cao giá một số mặt hàng nông sản trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến người nông dân.

Bắc - Nam: Chênh lệch giá quá cao

Theo đó, giá gạo có sự biến động đáng chú ý nhất. Nếu so với hồi tháng 4/2008 khi mà giá gạo đang sốt mạnh nhất thì nay giá mặt hàng này đã giảm tới 50%. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa giá lúa và giá gạo thành phẩm lại không tương thích.

Theo đó, giá lúa trung bình hiện nay chỉ khoảng 2.800-3.500 đồng/kg. Thế nhưng, giá gạo thành phẩm lại vẫn khá cao, dao động ở mức 7.000-12.000 đồng/kg (tức là chỉ giảm 20-30% so với tháng 4/2008).

Một nghịch lý nữa là giá gạo giữa 2 miền Nam - Bắc đang có sự chênh lệch đáng kể. Ví dụ, tại TP HCM, giá gạo tài nguyên chợ Đào dao động 13.000 - 15.000 đồng/kg nhưng tại Hà Nội, giá lên tới 19.200 đồng/kg. Hay gạo nàng thơm tại TP HCM giá 18.000-18.500 đồng/kg nhưng tại Hà Nội lại lên tới 22.500-24.000 đồng/kg.

Đối với gạo hạt dài xuất khẩu là loại gạo sản xuất ở phía Nam được bán phổ biến ở miền Bắc, nếu tại TP HCM giá khoảng 6.000 đồng/kg thì tại Hà Nội giá dao động 8.200-8.500 đồng/kg. Đặc biệt, đối với các loại gạo đặc sản, cao cấp thì giá chênh lệch lại càng lớn.

Mặt hàng thịt lợn cũng có sự chênh lệch đáng kể. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, lúc cao nhất giá thịt ba chỉ, mông sấn dao động 60.000 - 70.000 đồng/kg thì hiện nay giá thịt lợn hơi đã giảm khoảng 20%. Thế nhưng, giá thịt tại các chợ vẫn cao, chỉ giảm so với lúc đỉnh điểm cỡ 5-7%.

Mặt hàng rau quả có sự chênh lệch giá cao nhất, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Theo đó, giá trái cây tại vườn trung bình chỉ 2.500-3.000 đồng/kg nhưng người tiêu dùng phải mua với giá đắt gấp 2, 3 lần, có nơi cao gấp 5 lần...

Theo nhiều chuyên gia, dù đã trừ các chi phí như vận chuyển, hao hụt... thì cũng không thể có sự chênh lệch như vậy được. Thực tế cả nông dân sản xuất ra hàng hóa và người tiêu dùng đều bị tư thương “móc túi”.

Giá nhiều mặt hàng nông sản (trong đó có lúa gạo) chênh lệch bất hợp lý khiến người nông dân và người tiêu dùng đều thiệt Ảnh: Đức Kế

Nên áp dụng giá sàn, giảm khâu trung gian

Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Ngọc Thiều - Trưởng Phòng Kế hoạch kinh doanh và Sản xuất cơ bản (Tổng Cty lương thực miền Bắc) cho rằng, riêng về giá gạo, sở dĩ có sự chênh lệch này là do tập quán tiêu dùng của người miền Bắc là chỉ ăn gạo miền Nam khi nguồn cung gạo miền Bắc thực sự thiếu.

Cũng theo ông Thiều, Tổng Cty sẵn sàng và luôn muốn đưa gạo phía Nam ra ngoài Bắc phục vụ nhân dân nhưng rất khó có thể tiêu thụ với lượng lớn để có thể cân đối thu chi. Thực tế, hiện nay miền Bắc đang đảm bảo tự cung cấp gạo cho thị trường. Bà con nông dân ngoài Bắc lại chủ yếu “lấy công làm lãi”, buôn bán nhỏ lẻ nên hạ được giá thành gạo.

Trong khi nếu doanh nghiệp nào đưa gạo trong Nam ra thì phải chịu thêm tiền vận chuyển, chi phí kho bãi, cửa hàng, lãi suất; tiêu thụ lại chậm nên khó có lãi. Do đó, để điều chỉnh được chênh lệch giá gạo giữa 2 miền là rất khó.

Còn theo Bộ Công Thương, nguyên nhân sự chênh lệch giá nhiều mặt hàng nông sản chính là do có nhiều khâu trung gian trong quá trình tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, thiếu cơ chế kiểm soát và sự lũng đoạn của thương lái (lợi dụng sự thiếu thông tin của người nông dân để ép giá) cũng là nguyên nhân khiến giá nông sản có sự chênh lệch bất hợp lý.

Chính vì thế, theo Bộ Công Thương, biện pháp trước hết để bình ổn giá, hạn chế sự chênh lệch giá bất hợp lý là Nhà nước nên áp dụng giá sàn đối với một số mặt hàng nông sản, nhất là các mặt hàng có tính mùa vụ.

Chính phủ nên giao cho các đơn vị Nhà nước thu gom nông sản bằng hoặc cao hơn giá sàn rồi dùng các hợp đồng Chính phủ để xuất khẩu; tổ chức liên kết để người nông dân tham gia sâu hơn nữa trong quá trình tiêu thụ nông sản, hạn chế các khâu trung gian, giảm giá thành... Làm được như thế, vừa đảm bảo lợi ích của người trực tiếp làm ra sản phẩm (người nông dân) vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đức Kế

Các tin mới:

27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008
27/11/2008

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang