Nguồn tin: Hà Nội Mới, 06/11/2008
Ngày cập nhật:
7/11/2008
Sau trận mưa lớn sáng ngày 31-10, những ngày đầu người nông dân Phú Xuyên còn tất bật ra đồng cứu cây vụ đông hay chặn lưới cứu những vùng nuôi trồng thủy sản. Nhưng đến hôm nay (6-11) khi chúng tôi về, người dân đã hoàn toàn bất lực, chua xót nhìn những cánh đồng đậu tương đang thời kỳ ra hoa hay những trang trại chăn nuôi thủy sản sắp vào kỳ thu hoạch bị "giặc thủy" cướp đi hết. Cả đống tiền trước mắt sau 1 đêm đã không cánh mà bay.
Thiệt hại nặng sau mưa lớn
Theo ông Chu Phú Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên: Trên địa bàn huyện mưa bắt đầu từ ngày 29-10 và kéo dài đến 5-11, với tổng lượng mưa đo được tại Đồng Quan là 519mm. Do lượng mưa lớn đã gây ngập toàn bộ diện tích cây vụ đông và ảnh hưởng đến các công trình đê, máng trên địa bàn. Theo báo cáo thì đến nay, huyện Phú Xuyên đã bị ngập 8.834ha, trong đó cây đậu tương là 8.108ha, ngô 448ha, khoai lang 27ha và lạc là 8ha.
Cây đậu tương ở xã Hoàng Long đã bị nước "dìm" chết
Không chỉ có những thiệt hại về cây vụ đông mà mưa cũng đã làm nhiều vùng nuôi trồng thủy sản mất trắng. Theo thống kê, đến nay huyện Phú Xuyên đã có 70 trang trại với diện tích khoảng 500ha nuôi trồng thủy sản bị ngập. Trong đó những xã như: Hoàng Long, Tân Dân và Chuyên Mỹ bị thiệt hại nặng nhất. Ước tổng thiệt hại trên địa bàn khoảng 300 tỷ đồng.
"Mất" tiền vì mưa
Trước trận mưa lớn xảy ra, người nông dân Phú Xuyên đã mừng thầm vì đây là năm đầu tiên được mùa cả 3 vụ. Sao không vui chứ khi ai nhìn những cánh đồng đậu tương cũng phải trầm trồ khen ngợi bởi đâu đâu cũng xanh ngát một màu, trà đầu sớm đang bắt đầu ra hoa kết trái. Nhiều người đã dự tính, sau vụ đậu tương này sẽ thêm tiền mua một chiếc xe máy để đi lại. Nhưng niềm vui của người nông dân chưa được tày gang. Trời đã phụ công người, trận mưa lịch sử đã cướp đi hết những "gia tài" mà một nắng hai sương họ mới làm ra được. Chỉ sau hơn 1 ngày, màu xanh đã biến mất mà thay vào đó là mênh mông biển nước.
Dọc theo con đường liên xã, chúng tôi tìm đến Chuyên Mỹ, nơi được coi là tâm điểm thiệt hại của huyện. Gặp chúng tôi tại phòng làm việc, ông Dương Văn Lang, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Chuyên Mỹ với vẻ mặt buồn buồn. "Thế là chỉ tiêu trồng cây đậu tương vượt kế hoạch năm nay của chúng tôi cũng đã bị "tiêu" rồi. Toàn bộ 960 mẫu đậu tương đã bị nước nhấn chìm không thể cứu vãn được. Bao nhiêu công sức, phân bón, giống má nay đã đổ ra sông, ra biển".
Gia đình bác Canh chặn lưới cố giữ lại chút cá
Nước không chỉ làm cây đậu tương của xã bị chết mà hàng trăm mẫu chăn nuôi thủy sản cũng đã bị xóa sổ. Hiện nay, 430 mẫu nuôi trồng thủy sản của xã đã bị ngập trắng, trong đó khoảng 80% số hộ bị mất trắng.
Gặp bác Dương Văn Canh, 61 tuổi ở thôn Đồng Vinh ngoài đồng, nhìn dáng vẻ gầy gò, phờ phạc, người ướt lướt thướt đang cố đánh vật với con nước, chặn từng mét lưới vòng quanh khu ao nuôi cá nhằm cứu vớt được chút nào hay chút ấy mới thấy mất mát của người nông dân Phú Xuyên đến mức nào. Bước từ dưới nước lên bờ, bác tâm sự: Gia đình thuê thầu 2 mẫu ở cánh đồng Đầu Cầu thuộc thôn Đồng Vinh để chăn nuôi cá nhưng do mưa to, nước lên nhanh gây ra tràn bờ, vì vậy toàn bộ số cá gần đến kỳ thu hoạch đã đi gần hết. Không chỉ riêng gia đình bác Canh mà tại cánh đồng Đầu Cầu hiện nay còn có 10 gia đình thuê làm trang trại chăn nuôi thủy sản đã bị ngập trắng, thiệt hại là rất lớn.
Trên đường đi chúng tôi còn được nghe câu chuyện một gia đình chăn nuôi thủy sản khi cá đã bắt đầu vào vụ thu hoạch, lái buôn đến mua vo 240 triệu đồng nhưng ngần ngại không bán. Chỉ sau trận mưa to vừa qua, toàn bộ cá trong trang trại đã nối đuôi nhau ra ngoài. Thế là cả gia tài đã rơi tuột khỏi tay chỉ trong vòng hơn 1 ngày vì nước.
Men theo bờ đê sông Nhuệ, chúng tôi tiếp tục đến xã Hoàng Long, đây cũng là địa phương bị thiệt hại nặng do mưa úng. Nhìn từ trên bờ đê mới thấy sự tàn phá khủng khiếp của mưa, úng đối với sản xuất nông nghiệp như thế nào. Nhiều nơi, những cây ngô cao gần đến một mét nhưng cũng chỉ nhìn thấy ngọn. Ông Phạm Bá Tình, Chủ tịch UBND xã Hoàng Long cho biết: Trên địa bàn xã đã ngập trắng toàn bộ 1.630 mẫu cây vụ đông và 332 mẫu chăn nuôi thủy sản. Nước lên nhanh nên nhiều hộ chỉ kịp đi mua lưới để chặn không cho cá đi nhưng cũng chẳng có hiệu quả.
Đặc biệt, ở Hoàng Long còn nhiều vườn trồng cây ăn quả cũng bị thiệt hại ghê gớm. Theo thống kê, xã có 6 mẫu chuyên trồng cam Vinh, cam Canh đã bị ngập nước. Nhìn vào vườn cam đang trĩu quả, anh Dương Đình Độ dơm dớm nước mắt cho chúng tôi biết: Vườn cam của gia đình có diện tích là 1,7 mẫu, đã đầu tư từ 3 năm nay với số vốn lên tới 150 triệu đồng. Năm nay thu hoạch lứa đầu tiên, ước năng suất khoảng 700kg/sào, với giá bán là 12.000 đồng/kg thì gia đình cũng có thu khoảng trên 100 triệu đồng. Thế mà bây giờ vườn cam đã ngập nước đến nửa thân cây.
Mặc dù gia đình đã đắp bờ, huy động 3 máy bơm hoạt động hết công suất cả ngày và đêm từ 3 hôm nay nhưng mực nước cũng chẳng rút được bao nhiêu. Hiện nay, cam đã bị thối và rụng gần hết, gia đình đành phải vặt những quả còn lại mang ra chợ bán được đồng nào hay động đấy. Cũng như gia đình anh Độ, nhiều hộ trồng cam khác trong xã Hoàng Long cũng đang rơi vào tình cảnh trớ trêu "mất" tiền vì nước như gia đình anh Bùi Văn Khang, Bùi Văn Đông, Bùi Văn Đăng...
Nguy cơ nông dân sẽ thất nghiệp
Hiện nay, huyện đã có phương án khôi phục lại sản xuất sau khi nước rút để nông dân trong xã ổn định cuộc sống. Theo đó huyện sẽ chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân tu bổ bờ vùng để tiếp tục thả cá, đồng thời triển khai trồng các loại cây ngắn ngày như khoai tây và rau các loại.
Gia đình anh Độ bơm nước với hy vọng cứu được vườn cây
Nhưng có lẽ việc khôi phục sản xuất bằng những loại cây ngắn ngày như vậy cũng chỉ được một phần nào bởi vì không thể trồng hết 8.834ha bắp cải, su hào, rau cải...được. Bởi đâu đâu cũng trồng rau thì lượng cung ắt hơn lượng cầu dẫn đến giá rau sẽ rẻ. Vì vậy, nguy cơ nhiều người nông dân Phú Xuyên bị thất nghiệp trong vụ đông này là rất lớn.
Hoàng Hùng - Văn Chiến
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202
203
204
205
206
207
208
209
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
231
232
233
234
235
236
237
238
239
240
241
242
243
244
245
246
247
248
249
250
251
252
253
254
255
256
257
258
259
260
261
262
263
264
265
266
267
268
269
270
271
272
273
274
275
276
277
278
279
280
281
282
283
284
285
286
287
288
289
290
291
292
293
294
295
296
297
298
299
300
301
302
303
304
305
306
307
308
309
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
320
321
322
323
324
325
326
327
328
329
330
331
332
333
334
335
336
337
338
339
340
341
342
343
344
345
346
347
348
349
350
351
352
353
354
355
356
357
358
359
360
361
362
363
364
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.