• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiếng kêu từ cánh đồng "chết"

Nguồn tin:  SGGP, 1/08/2008
Ngày cập nhật: 3/8/2008

Trời tháng bảy, những cơn mưa dầm không ngớt hạt. Đây cũng là thời điểm cánh nông dân ngoại thành và vùng ven TPHCM bắt đầu xuống giống cho mùa lúa chính vụ. Thế nhưng điều đó đối với những người “vốn nghiệp nông gia” ở đây không còn ý nghĩa. Họ không đợi chờ. Vì với họ, ngày mùa xuống giống dường như đã đi vào lãng quên từ năm, bảy năm nay…

Ruộng “chết”, cỏ được mùa

Chỉ tay về cánh đồng ruộng đầy cỏ hoang, ông Ba Mường, ở ấp 4, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, nuối tiếc: “Cánh đồng hàng trăm hécta này đã bị bỏ hoang từ năm, sáu năm nay rồi. Không ai cấy hái, gieo sạ gì cả, mặc dù đất ở đây được phù sa sông Sài Gòn bồi đắp tốt lắm…”. Nói rồi, ông bùi ngùi kể lại quang cảnh ngày mùa của quê ông: “Nếu chú đến vào những ngày này năm, sáu năm trước, không khí của ngày mùa ở đây vui chắc không nơi nào bằng. Người cày, kẻ cấy khắp đồng cạn lẫn đồng sâu, chỗ nào cũng nhộn nhịp…”.

Dù ông Ba Mường kể tỉ mỉ nhưng tôi cũng không thể hình dung ra cánh đồng đầy cỏ hoang trước mắt lại từng là cánh đồng lúa xanh mướt ngày nào. Cô Nguyễn Thị Gái, người láng giềng với ông Ba Mường cũng có gần 2ha đất ở cánh đồng “chết” này thì cho rằng, dân trồng lúa thất mùa vì nước của con rạch Dừa bị ô nhiễm nặng do các nhà máy, xí nghiệp thải ra từ đầu nguồn. Lúa trồng cứ thế chết dần, mùa này qua mùa kia, riết rồi nông dân nản quá bỏ luôn thành ruộng hoang.

Cũng trong cảnh “đồng không mông quạnh”, bỏ mặc cho năn, cỏ mọc um tùm là cánh đồng thuộc ấp 1, xã Đông Thạnh. “Đất ruộng ở đây tốt lắm, cứ cắm cây gì xuống là chắc ăn cây đó” – bác Tư Trình lý giải tiếp: “Vậy mà người ta vẫn bỏ ruộng hoang là do trồng lúa không còn lời cao. Ban đầu, một người bỏ hoang, sau, cứ lan dần, riết rồi cả xóm, cả ấp cũng đồng loạt bỏ. Mà cháu biết đó, ruộng bỏ hoang là chuột đồng, cào cào, châu chấu… làm ổ”.

Có lẽ vì cả đời chỉ biết sống dựa vào nghề nông nên 5 năm nay, trước thực trạng trên, gia đình ông Tư Trình liên tục chuyển đổi cây trồng từ lúa sang sen, dứa thơm, rồi lại quay sang lúa, cây ăn trái… Nhưng rồi cuối cùng cũng phải… chào thua. Cả đời gắn bó với cây lúa nhưng nay, ở cái tuổi gần 80, ông Tư Trình – dù vẫn khỏe mạnh – phải ngậm ngùi tiếc cho 2,6ha ruộng của ông trong cảnh hoang hóa mà không còn giải pháp nào để cứu chữa.

Hình ảnh những thửa ruộng hoang nối tiếp nhau chạy dài tít tắp không chỉ xảy ra ở Đông Thạnh, Hóc Môn mà những trảng cỏ hoang dại, dứa gai, lục bình… còn kéo dài đến cả phường Thới An, quận 12. Mang danh là phường, nhưng thực chất đất nông nghiệp ở đây còn mênh mông.

Tại vùng bưng tiếp giáp với xã Đông Thạnh, Nhị Bình, hàng trăm hécta đất nông nghiệp bỏ hoang. Ông Nguyễn Văn Thà, người mà dân địa phương thường gọi là Hai Ruộng cũng mang tâm trạng luyến tiếc cho những thửa ruộng của mình đang nhường bước cho cỏ dại.

Lục lại quá khứ, ông nhắc: “Hồi chưa thành lập phường, quãng thời gian năm 1997, có người nào trồng lúa qua được tui? Cứ mỗi năm 3 vụ, bình quân 2ha vụ nào cũng thu về 600 - 700 giạ lúa. Ngày mùa, lúa về chất đầy nhà, đầy sân thấy mà bắt ham. Còn giờ đây, thành dân đô thị, ruộng bỏ hoang, sắp trẻ thì vào nhà xưởng, xí nghiệp không trách đã đành, còn ngữ trung niên cũng gác cuốc, gác cày đi buôn tần bán tảo, tiền chẳng là bao nhưng không hiểu sao họ không về với đồng ruộng?”.

Không khác gì ở Hóc Môn hay quận 12, những cánh đồng ở các xã Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Phú Hòa Đông… thuộc huyện Củ Chi vốn đầy phù sa cũng đang chết mòn.

Để cứu vãn “làn sóng” quay lưng với đồng ruộng, chính quyền địa phương đã mở rộng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng chạy dọc các cánh đồng. Thế nhưng, những con đường rút ngắn khoảng cách giữa đồng cạn, đồng sâu ra đời vẫn “vô tác dụng” trước người nông dân vốn không còn “thiết tha, lưu luyến” gì với ruộng lúa.

Bác Nguyễn Văn Mia, ở ấp 3, Tân Thạnh Tây được người dân trong xã thường gọi là bác Năm tri điền, vì gia đình có truyền thống làm ruộng được xếp vào bậc nhất ở đây, giờ cũng phải nói lời chia tay với ruộng lúa - vốn đã nuôi nấng gia đình ông suốt bao đời nay.

Bác Năm khẳng định: “Lúa ở đây làm không có ăn nữa, phải chuyển đổi hướng canh tác khác. Còn cây gì, vốn liếng ra sao thì cần phải được sự hỗ trợ, tư vấn từ nhà nước và ngành nông nghiệp. Chứ đất này trồng lúa không còn sinh ra tiền, mà đô thị hóa thì phải chờ đến hàng chục năm sau. Chẳng lẽ cứ bỏ đất chết thế này thêm hàng chục năm nữa?”.

Đất hoang hóa đang lấn dần và vươn ra mỗi lúc một rộng hơn. Chúng tôi đến cánh đồng Bàu Cò, xã Tân Thạnh Đông; cánh đồng Cây Da, xã Tân Phú Trung; cánh đồng Bến Mương xã Phú Hòa Đông… huyện Củ Chi thấy những nơi này cũng đang tràn ngập trong năn, cỏ. Mùa nắng không còn cây gì sống nổi, chỉ khi xuất hiện những trận mưa đầu mùa thì màu xanh mới kéo về trên những cánh đồng hoang này. Nhưng đó cũng chỉ là màu xanh của dứa gai, của năn, của cỏ dại...

Thay áo cho cánh đồng hoang

Lời giải thích của những lão nông cả đời sống nhờ vào cây lúa, hạt thóc ở đồng ruộng không phải là không có cơ sở. Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Sĩ và Nguyễn Anh Khoa - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM - trong lần về đây hướng dẫn cách phát triển đồng cỏ gắn với chăn nuôi cho bà con, nhìn nhận: “Đất ở đây tốt nhưng cây lúa không còn chỗ đứng nữa. Trước mắt người nông dân nên biến cánh đồng lúa thành cánh đồng cỏ để phục vụ cho đàn bò sữa. Vì việc trồng cỏ hiện nay có thể mang về lợi nhuận gấp 10-20 lần trồng lúa.

Hơn nữa, công sức, vốn liếng bỏ ra cũng không quá nhiều như trồng lúa trước đây. Nhưng trồng cỏ cũng phải được lên kế hoạch bài bản. Trồng loại cỏ gì, trồng thế nào thì người nông dân phải được tư vấn, hướng dẫn. Nếu trồng tràn lan, tùy tiện mạnh ai nấy trồng theo kiểu của mình thì vài ba năm tới, đất này sẽ chết thêm lần nữa, không cải tạo lại được...”.

Tui biết dân ở đây đang phó mặc hết, chờ quy hoạch, chờ Nhà nước mang phố xá về để họ bán đất xây nhà. Nhưng chuyện đó còn xa lắm, biết đến bao giờ...

Ông Năm Hia, “chuyên gia” nuôi trâu lấy thịt trong huyện Củ Chi chọn những cánh đồng này làm nơi “đóng quân” cho đàn trâu, góp thêm ý kiến: “Dù có thủy lợi nạo vét kênh mương, dù có hệ thống đường sá nội đồng chia ngang, cắt dọc hoàn thiện thế nào đi chăng nữa thì cũng không kéo được người nông dân ra ruộng vào ngày mùa. Có cơ sở hạ tầng tốt, sao không nghĩ đến cây khác: chẳng hạn như cây cỏ, cây rau hay cây hoa kiểng… Nhất là trong thời điểm hiện nay, con bò sữa đang phát triển, rồi tiếp đến là bò thịt, trâu thịt, dê… tất cả chúng đang cần những trảng cỏ mênh mông như thế này. Người dân ở đây giờ chăn nuôi không còn manh mún, lẻ tẻ như trước đây nữa. Họ đủ sức nuôi với quy mô kiểu trang trại, bầy, đàn mà đồng cỏ có rồi thì xem như thắng lợi đến 80%. Nhưng chuyện này, một vài nông dân không thể làm xuể. Phải có sự tiếp sức từ nhiều phía…”.

Nắng chiều sắp khuất, ông Ba Mường ở Đông Thạnh lại đạp chiếc xe đạp cọc cạch ra thăm đồng ruộng hoang của mình. Ông dõi mắt về phía cánh đồng xa ngút ngàn đầy năn, cỏ dại, rồi ước ao: “Phải chi có được ít vốn, tui sẽ lên đất trồng cây ăn trái, lập vườn hoa kiểng. Còn các con mương sẽ kết hợp nuôi cá, chắc chắn sẽ thu được lợi chứ cứ để mặc cho năn, cỏ mọc thế này thì chẳng bao lâu đất sẽ chết thật. Tui biết dân ở đây đang phó mặc hết, chờ quy hoạch, chờ Nhà nước mang phố xá về để họ bán đất xây nhà. Nhưng chuyện đó còn xa lắm, biết đến bao giờ?”.

Chia tay với những người nông dân một nắng hai sương, với những cánh đồng cỏ dại, tôi chợt nhớ đến một câu trong bài hát dặm mà ông bà ta ngày xưa thường hát: “Biết đến bao giờ có trâu để cày, có ruộng để bừa…”, mà giờ thấy tiếc cho những con trâu đang… ngồi chơi xơi nước, những bờ ruộng vắng dấu chân người.

Nếu tính lợi nhuận theo chủ trương của thành phố đề ra là 100 triệu đồng/ha/năm thì mỗi năm ở những dải đất bỏ hoang này, người nông dân sẽ mất đi hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Bỏ ruộng nhưng người nông dân vẫn ngày đêm canh cánh trông về cánh đồng hoang - nơi có những thửa ruộng của họ - và mong chờ sự giúp sức, sự hỗ trợ tích cực hơn từ chính quyền.

Họ luôn trong tư thế sẵn sàng chung lưng thay “màu xanh mới” trên cánh đồng “chết”. Và chuyện cánh đồng 100 triệu đồng/ha/năm không nằm ngoài tầm với của người nông dân nơi đây nếu có một hướng đi phù hợp.

Quang Đạt

Các tin mới:

3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008
3/8/2008

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang