• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện người biến sỏi đá thành cơm

Nguồn tin:  VNN, 22/07/2008
Ngày cập nhật: 23/7/2008

Đó là một lão nông trí thức. Nhìn "lão" xem: dáng dấp cao to, vầng trán cao, đôi mắt tinh nhanh, mái tóc đen hớt cao, chiếc điện thoại đời mới luôn déo dắt. Câu chuyện về cách làm giàu của lão nông này ngỡ như chuyện cổ tích giữa đời thường.

Về đến xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc lúc 3 giờ chiều. Nắng và nắng. Mệt mỏi vì đường xa. Nhưng cái cảm giác đó nhanh chóng biến mất khi tôi đứng trước khu vườn với màu xanh tươi tốt của những cây vải, bạch đàn, bưởi năm roi, mít Tố nữ, bưởi Đoan Hùng, mận Tam hoa…

Tất cả là thành quả của ông Nguyễn Ngọc Chung sau bao công sức vất vả với bao mồ hôi, nước mắt đã đổ xuống.

Bất cứ lúc nào ở nhà, ông Chung lại trở thành "tổng đài viên" trả lời điện thoại

Ngôi nhà của vợ chồng ông nằm mãi trong con ngõ sâu hun hút, đầy cây cối. Gió, mát, thật dễ chịu. Chiều nay chỉ có mình ông ở nhà. Vợ ông cùng các cháu đã ra ngoài đồng thu hoạch lạc.

Chiếc Nokia N72 liên tục đổ chuông, hết công việc của hội cựu chiến binh thị trấn, hội người cao tuổi, hội chữ thập đỏ lại đến điện thoại hỏi thăm, xin “trợ giúp” chữa bệnh. Câu chuyện của chúng tôi vì thế cứ phải ngắt quãng liên tục.

Nhấp một ngụm trà nóng, ông bắt đầu bằng cái giọng rất dõng dạc và trầm ấm. Và đây là những gì tôi ghi được trong câu chuyện đầy thú vị với ông.

Khi đất nước còn bao vùng đất hoang hóa, khô cằn thì...

45 năm về trước, chàng trai Nguyễn Ngọc Chung tròn 21 tuổi. Đám cưới của người bác sĩ trẻ và cô công nhân trồng chè Cao Thị Viêm của nông trường Tam Đảo diễn ra trong không khí thật giản dị và đầm ấm. Rồi Chung "đi B". Sau giải phóng, quân đội có chính sách giảm biên chế, Chung quyết định từ bỏ nghiệp nhà binh.

Ông bảo: “Cũng phải đấu tranh mãi đấy. Những 10 năm mình gắn bó, sát cánh cùng các đồng đội, giờ bỏ cũng thấy nhớ lắm”. Nhưng con người ông là thế, đã quyết việc gì thì phải làm cho kỳ được.

Bởi vậy mà tôi hiểu vì sao khi trở về quê hương, với chút ít vốn liếng cộng thêm tiền vay mượn ông mới quyết định “tậu” cái mảnh đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ấy. Cả một vùng đất hoang hóa ở khu bãi Xuể chỉ toàn đá với sỏi.

Đất khô cằn đến nỗi: “cỏ còn chẳng mọc được huống chi là chuyện trồng cây, nuôi con gì”- như lời ông nói. Nhưng: “Hồi còn chiến đấu ở chiến trường miền Nam mình thấy hầu hết các hộ gia đình đều có trang trại và họ làm rất tốt nên mình cũng muốn như họ: được làm chủ một trang trại”.

Và: “Cũng hơi sợ chứ nhưng mình nghĩ chỉ cần có phương pháp đúng đắn và sự chăm chỉ thì chẳng có đất nào lại phụ công người vun trồng, chăm bón cả”. Đó là thời điểm tháng 12 năm 1985.

Người ta bảo ông “hâm”, ông quá mạo hiểm với quyết tâm mua số đất kia. Ba đứa con của ông: hai đi bộ đội, một thì còn nhỏ nên chẳng thể “góp ý” gì với ông. Người ngoài thì chớ, ngay cả vợ ông cũng phản đối “gay gắt lắm, hết lời ngọt, lời nhạt mà bà ấy vẫn chưa xuôi”.

Chỉ còn cách duy nhất để mọi người tin ông không “hâm”, không quá mạo hiểm là lao vào cải tạo nó, làm cho nó xanh tươi màu mỡ.

Nhưng bằng cách nào? Bao đêm trằn trọc suy nghĩ, sau những tháng ngày lặn lội hết nơi này đến nơi khác học hỏi cách làm ăn, cuối cùng ông đã tìm được “phương thuốc trị” thích hợp cho vùng đất của mình.

Sau khi thành lập trang trại, ông mời đơn vị bộ đội xe tăng gần đó vào đất nhà mình bôn tập. Những chiếc xe tăng vốn chỉ biết đến là một phương tiện phục vụ chiến đấu ở chiến trường nay bỗng trở thành “giúp việc” thật hữu ích cho lão nông tên Chung.

Mỗi đợt tập của đơn vị kéo dài từ 15/20 ngày. Sau một năm, bánh xích xe tăng đã băm nát vụn đất đá thành cát bụi, đồng thời san luôn đất khiến địa hình trong vùng đất của ông trở nên bằng phẳng hơn.

“Vì đất rộng, mình lại ít vốn, thiếu tiền nên phải cải tạo từng ít, từng ít một. Mất đến sáu hay bảy năm gì đó tôi mới hoàn tất việc cải tạo vùng đất của mình”

Cũng thật không ngờ rằng dưới lòng đất lại có nhiều cát sỏi đến vậy. Đúng là cái khó đã chẳng thể bó được cái khôn, sự nhanh nhạy, ý chí của người lính quân y đã bao năm lăn lộn trên chiến trường này.

Ông lại cất công đi mời ngành giao thông tới khai thác đem đi trải đường cấp phối. Cứ hai xe cát sỏi được lấy đi, ngành sẽ trả ông một xe đất màu coi như giao kèo giữa hai bên. Nhất cử lưỡng tiện. Số cát sỏi sạch ông còn tận dụng bán cho ngành xây dựng.

Lại lấy số tiền đó, ông thuê máy súc, máy ủi tới san lấp bãi hoang thành vườn tược. Vậy là có đất trồng cây rồi. Nhưng còn nước, vùng đất nhà ông ở trên cao quá, việc đưa nước, bơm nước từ dưới lên chắc chắn tốn kém hơn nếu có nguồn nước tự nhiên.

Một suy nghĩ vụt sáng trong đầu ông. Con suối Bùng vốn lâu nay quanh co, uốn lượn, chảy từ trên cao xuống vùng đất thấp, chảy ra ngoài trang trại nhà ông. Muốn có nước thì phải nắn lại dòng chảy của suối. Không ngần ngại, chần chừ, ông bắt tay ngay vào việc.

Ngày làm tại phòng khám chuyên khoa của nông trường Tam Đảo, thứ bảy, chủ nhật ông lại tranh thủ dắt con trâu, cái cày ra suối để làm gì thì các bạn cũng tự biết: “Cũng may cho tôi ngày ấy vì có được con trâu tốt. Nó khỏe lắm, đất này máy cày cọi ngại vậy mà nó vẫn âm thầm giúp chủ, không hề ốm đau gì cả”.

Ông nhớ lại: “Sau đó tôi thuê công nhân, mua bao tải về bỏ đất vào trong (ngày đó đây cũng là một ý tưởng ít người nghĩ ra đấy) đắp đập lên, mùa mưa đến thì tháo ra, được vài mùa thì có được con nước dẫn về tận vườn. Sướng đến phát khóc”. Chỗ khúc uốn cong ngày trước ông tận dụng làm hồ, vừa hút cát bán, vừa làm ao thả cá. Diện tích mặt nước cũng đến 7-8 sào Bắc bộ.

Lấy ngắn nuôi dài là cách ông đã áp dụng trên mảnh đất của mình. “Vì đất rộng, mình lại ít vốn, thiếu tiền nên phải cải tạo từng ít, từng ít một. Mất đến sáu hay bảy năm gì đó tôi mới hoàn tất việc cải tạo vùng đất của mình”.

Lúc đầu, ông nghĩ đến chuyện trồng bạch đàn. “Song, hồi đó nhà nước chưa có chủ trương bán giống cho cá nhân mà chỉ có các cơ quan nhà nước, tập thể mới được mua. Đâu như bây giờ, có tiền thì muốn cây gì, con giống gì cũng có”.

Hết đi làm quen với đơn vị này, tập thể kia ông mới khiến họ “nể mình” mà “nhượng lại” cho ít. Bốn năm sau, mấy nghìn gốc bạch đàn đã cho thu hoạch ở những chỗ đất tốt. Công ty giấy bãi bằng ở mãi Phú Thọ đã về tận nhà thu mua số bạch đàn của ông. Ông nhớ đó là năm 1990.

Chẳng còn ai nghi ngờ nữa

Cái cơ ngơi của ông nhẩm tính giờ cũng phải lên đến bạc tỷ với ao cá, ruộng trồng lúa, đất trồng nhãn, vải, quế, bạch đàn, bưởi Đoan Hùng, mận Tam hoa, roi, mít cùng đàn bò 20 con giống lai. Hàng hóa làm ra chủ yếu khách hang đến lấy chứ ông không phải đem đi chào hàng, bán ở xa.

“Tiền không quan trọng bằng cái tình người chú ạ. Mình giúp họ cũng là giúp mình thôi”.

Nhưng có phải cái gì cũng suôn sẻ đâu! Có lần ông đã tự tay mình chặt bao nhiêu gốc nhãn, hồng, quế trong vườn để…trồng sắn dây vì giá thấp. Rồi khi vải bão hòa về giá, ông lại lao vào trồng tre bát độ cạnh những khóm tre già bên bờ suối: “Giá tuy lúc cao lúc thấp nhưng mình nghĩ làm như vậy vừa giúp bảo vệ nguồn nước, tránh xói mòn đất nên phải duy trì”.

Cũng vừa đây thôi, “vài gốc vải” nhà ông còn lại cho thu hoạch cả tấn quả nhưng giá dớt thê thảm, chỉ được 2500đồng/kg, đấy là chưa kể số đã cho người thân, họ hàng; đàn ong ông nuôi lấy mật vừa rồi cũng bỏ vườn nhà ông bay đi gần hết: “Phải thử, phải chấp nhận thất bại thì mới thành công được”- ông quả quyết.

Người vác tù và hàng tổng

Nói ông là “người của công chúng” quả không sai. Đấy nhìn cái cách ông dung điện thoại, những lời nói ân cần của ông với mọi người thì rõ. Cứ thử hỏi ông Chung chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh; hội người cao tuổi của thôn Thanh Xuân, của xã rồi hội chữ thập đỏ xã chắc không ai không biết đến ông.

Chuyện chăm sóc, cai quản vườn tược, đất đai giờ ông giao cho các con, mình chỉ giữ phần ít để làm: “Mình giờ cũng già rồi, để cho chúng nó (các con ông) làm thì tốt hơn”- ông tâm sự.

Nãy giờ ngồi nói chuyện với ông, bằng trí nhớ và ghi chép của mình tôi cũng ghi được mấy cuộc trò chuyện của ông qua điện thoại như sau:

1. Một đồng đội ở Buôn Mê Thuật bị táo bón hỏi ông phải ăn uống, kiêng khem những gì. Trả lời: nên ăn rau củ quả vào.

2. Một người trong hội Cựu chiến binh hỏi vay vốn. Trả lời: kế hoạch là còn 2 triệu thì ông Quang đã làm thủ tục vay rồi, để khi nào có thì tôi gọi cho, ông đồng ý không?

3. Một cuộc điện hỏi thăm (nghe loáng thoáng vì ông ra ngoài nghe điện thoại). Sau khi chuyển ngành, về công tác tại phòng khám chuyên khoa của nông trường Tam Đảo cho đến ngày nghỉ hưu ông đã “gây dựng” cho mình một vườn thuốc nam với gần 100 loài cây thuốc chữa bệnh.

Phòng khám chữa bệnh tại nhà của ông là địa chỉ tin cậy của bà con trong thôn, xã, các đồng đội, người già, bà con gần xa nghe tiếng ông cũng hay tìm đến ông để được tư vấn, khám, chữa bệnh. Lĩnh vực ông giỏi hơn cả và có phương thuốc gia truyền là nha khoa đặc biệt là chữa sâu răng.

Với đa số hộ nghèo, các bạn đồng ngũ, các cựu chiến binh đến đây ông đều miễn phí hoặc giảm một phần tiền thuốc. Ai hỏi loại cây thuốc gì, nếu có ông đều cho, hướng dẫn cách trồng, sử dụng ra sao: “Tiền không quan trọng bằng cái tình người chú ạ. Mình giúp họ cũng là giúp mình thôi”.

Cái chất lính vẫn còn hăng hái, tràn nhiệt huyết trong cái câu nói đầy hào sảng của ông. Rồi ông dịu giọng: “Mình làm cho vui ấy mà, có gì đâu”. Ai biết rằng suốt mấy chục năm nay (từ 1979) mảnh đạn của kẻ thù trong một trận chiến đấu giữa đế quốc Mỹ và đơn vị ông đã mãi mãi nằm ở thái dương ông (vì ở tĩnh mạch nên không mổ lấy ra được) cứ thi thoảng lại khiến ông đau đớn, vật vã.

Với những cống hiến đóng góp cho sự nghiệp giải phóng, ông được Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương: huân chương quân giải phóng hạng I, II, III; huy chương chống Mỹ hạng II.

66 tuổi đầu, ông vẫn năng nổ, nhiệt tình trong mọi hoạt động của địa phương. Hiếm có hoạt động nào ở thôn, xã, thị trấn, các hội đoàn lại không có ông: “Còn sức thì còn phải chiến đấu”.

Cùng với tập thể, hội đoàn ông đã tích cực vận động các hộ gia đình quyên góp tiền xây dựng cho làng một nhà văn hóa, một nhà làm CLB cho hội người cao tuổi trị giá gần trăm triệu đồng. Dự định sắp tới của ông là sẽ góp chút công sức vào việc bê tông hóa các con đường trong xóm ngõ “để bà con bớt khổ mỗi khi mùa mưa đến”.

Ăn được, nói được, làm được và…lái xe cũng được. Lúc chia tay cũng là lúc ông phải đi đón cô cháu gái đang học ở trường mầm non Gia Khánh. Chiếc Yahama Jupiter của ông cứ lao vun vút trên con đường quốc lộ đã trải nhựa. Nhanh nhưng rất cẩn trọng, quyết đoán là những gì tôi học được ở ông - lão nông trí thức.

Nguyễn Phong Doanh

Các tin mới:

23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008
23/7/2008

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang