• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân tái nghèo, tìm đâu lối ra?

Nguồn tin:  Tiền Phong, 03/01/2009
Ngày cập nhật: 7/1/2009

Chi phí đầu vào quá lớn, đầu ra bấp bênh, diễn biến thời tiết bất thường, lại đúng lúc nền kinh tế trong nước đang chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, người nông dân đang đứng trước nguy cơ tái nghèo.

Nông dân không còn mặn mà với nghề nông

Huyện Thanh Miện (Hải Dương) vốn là vựa lúa của vùng Hải Hưng xưa. Thế nhưng, khi chúng tôi về, nhiều người không ngớt kêu ca về sản xuất nông nghiệp, khi càng làm càng lỗ, nhất là trong điều kiện phải đi thuê quá nhiều, mà dân ở đây gọi là “nền nông nghiệp đi thuê”. Gặp chúng tôi bên khoảnh ruộng mới gieo mạ để chuẩn bị cho vụ Chiêm, anh Nguyễn Văn Sức (thôn Đông La, xã Hồng Quang) ngẩn người, nói bâng quơ: Dân vùng này sống chủ yếu nhờ hai vụ lúa, không nghề phụ. Nếu biết tích cóp, dành dụm thì may chăng đủ ăn. Rồi anh nhẩm tính: “Nhà có bốn khẩu, với tám sào ruộng; nếu mưa thuận gió hòa thì mỗi sào được bốn tạ thóc/năm. Với giá thóc hiện tại khoảng 4.000 đồng/kg, gia đình tôi thu nhập gần 13 triệu đồng mỗi năm”. Nếu trừ chi phí cho hàng loạt khoản, như phân bón, thuốc trừ sâu, tiền thuê máy cày, lồng (bừa), thuê máy tuốt… (tổng cộng hơn sáu triệu đồng/năm) thì mỗi người trong gia đình anh Sức thu nhập chưa đến 130.000 đồng/tháng (tức là hơn 4.000 đồng/ngày), trong khi phải cõng hàng loạt chi phí sinh hoạt hàng ngày, rồi đám xá, hiếu hỷ...

Cùng cảnh như gia đình anh Sức, nhiều hộ dân ở xã Hồng Quang cũng dựa vào mấy sào ruộng trũng. Anh Nguyễn Đình Tỵ, cùng thôn Đông La, than thở: Gia đình có 5 người, hai con gái lớn đã cưới chồng. Thằng út bỏ học giữa chừng, vay tiền để nộp đi xuất khẩu lao động lại không đi nên đến giờ vẫn chưa có công việc ổn định.

Ở vùng này, nghề phụ không có; những người như anh Tỵ muốn đi xa kiếm công việc gì đó nhưng chẳng biết đi đâu, sức khỏe lại hạn chế. Đành ở nhà bám lấy mấy sào ruộng sống qua ngày...

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Thường - Phó Chủ tịch UBND xã Ngô Quyền, cho biết: Toàn xã có sáu thôn, hơn 2.200 hộ/8.400 nhân khẩu; hơn 700 ha đất nông nghiệp chủ yếu cấy lúa hai vụ, nghề phụ không có. Vì thế, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao, gần 300 hộ, chiếm 14%. Cũng theo ông Thường, nguy cơ tái nghèo của bà con ngày càng hiện hữu, khi chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp quá cao, trong khi đầu ra rất khó, giá cả bấp bênh, thời tiết diễn biến bất thường. Một số nông dân nơi đây không còn mặn mà với đồng ruộng; không xem nông nghiệp là nghề nữa. Chính vì thế, hầu hết có sức khỏe đều “ly hương”; còn lại ở quê là những người già và trẻ nhỏ.

Nghèo vì đi ăn cỗ

Theo một lãnh đạo Bộ NN&PTNT, tại Đồng bằng sông Hồng, mỗi xã có 5.000-6.000 nhân khẩu, với 250-300 ha đất canh tác (mỗi nhân khẩu 500m2 đất nông nghiệp). Nếu mỗi sào lãi 130.000 đồng/tháng/người thì gia đình năm người sẽ thu nhập cỡ 650 nghìn đồng/tháng, chỉ đủ mua gạo ăn hàng ngày. Nỗi ám ảnh thường xuyên: Tiền đâu chi phong bì tại các đám hiếu hỷ, giỗ chạp, ốm đau, sinh đẻ...?Chị Nguyễn Thị Hiên, (Phan Sào Nam - Phù Cừ - Hưng Yên) hạch toán: “Gia đình tôi có năm sào ruộng. Dù không phải thuê nhiều như người ta nhưng cũng chỉ cho thu nhập 1,5 triệu đồng/năm. Số tiền này không đủ nuôi con tôi ăn học lớp 9, với hàng chục khoản, như học phí, xây dựng trường, vệ sinh, quần áo đồng phục, khuyến học… Cùng đó là tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, tiền học thêm..., tổng cộng cỡ 1,3 triệu đồng”. Đã thành lệ, rồi vì tình làng nghĩa xóm, mỗi khi nhà trên xóm dưới có việc hiếu hỷ thì lại thêm 30.000-50.000 đồng. Thế nên cứ phải vay mượn; các khoản nợ cứ chất chồng theo ngày tháng mà chưa có cách gỡ. Còn bà Vũ Thị Đảnh (Hồng Quang - Thanh Miện - Hải Dương) than: “Nghèo đi vì... ăn cỗ. Mỗi đám cưới hỏi phải mừng 50.000 đồng, bốc mộ 50.000 đồng, giỗ chạp 30.000 đồng... Nhà tôi lại là con trưởng, càng phải gương mẫu. Tết này không biết xoay xở ra sao?”.

Ông Phạm Đức Nhuận - Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện (Hải Dương) lý giải: “Tôi đã tổ chức điều tra trên tất cả các xã/thị trấn của huyện Thanh Miện. Trung bình mỗi xã trong một năm có khoảng 300 đám ma chay, cưới hỏi, tảo mộ, về nhà mới, liên hoan… với khoảng 6-120 mâm cỗ/đám. Cứ tính trung bình mỗi đám có sáu mâm cỗ, mỗi mâm 500 ngàn đồng thì 300 đám đã tiêu hết 900 triệu đồng. Nếu trung bình mỗi xã có 300 ha đất nông nghiệp, mỗi héc ta cho lãi khoảng 2,5 triệu đồng, tổng lãi thu được là 750 triệu đồng. Số tiền này không đủ chi phí cho 300 đám hiếu hỷ trên”.

Thất nghiệp lần hai, tái nghèo hiện hữu. Lao động chính ở nông thôn bủa ra thành phố trước cơn bão giá, lại thất nghiệp, nguy cơ tái nghèo không còn xa...

Ế ẩm chợ lao động

Đoạn dốc Bưởi cắt đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) dài chừng 100m, có tới 70-80 lao động đứng ngồi thấp thỏm. Họ là những nông dân đến từ nhiều xã của huyện Yên Thành (Nghệ An); các huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá (Thanh Hoá); Nam Trực, Hải Hậu (Nam Định), Đông Hưng (Thái Bình).

Anh Lê Duy Hùng, 36 tuổi (xã Lăng Thành - Yên Thành) co ro bên đống lửa khói hun mù mịt. Khuôn mặt anh hốc hác. Hùng nói: “Cuối năm nhưng công việc rất ít, lâu lâu mới có khách qua đường gọi dọn văn phòng, chuyển đồ... Việc làm ít, anh em lại đông, chia phần ra thì cũng không được mấy đồng”.

Nhà có sáu người, được 2,8 sào ruộng, thuê mượn thêm thành hơn năm sào. Vợ chồng cày cấy hai mùa vẫn không đủ gạo tiền cho con ăn học. Khó khăn quá, phải tìm mọi cách kiếm thêm. Mấy năm trước, nhất là dịp cuối năm, làm không hết việc, tiền kiếm cũng đủ tiêu Tết.

Nguyễn Công Nghĩa, 23 tuổi (xã Mã Thành - Yên Thành) lại có hoàn cảnh khác. Nghĩa học hết cấp 3, thi trượt đại học, làm công nhân mỏ chưa đầy một năm thì mất việc, sau đó theo các anh trong xóm ra đây làm cửu vạn. Hơn tháng nay, có ngày được, ngày không, chắt chiu lắm mới đủ miếng ăn và tiền thuê nhà trọ. “Mỗi ngày mất 7.000 đồng thuê nhà trọ; bữa cơm cũng tăng lên 17.000 - 18.000 đồng. Hôm nào thêm chén rượu, trà, điếu thuốc chúng tôi cũng mất ngót nghét 50.000 đồng rồi. Như thế, ngày nào không kiếm được thì xem như móm. Hai ngày nay, em ghi nợ ở quán cơm rồi” - Nghĩa kể.

Mấy chị cửu vạn đến từ Đan Phượng, Đông Anh (Hà Nội) vừa ăn đĩa cơm trưa lèo tèo vài cọng rau, miếng thịt thái mỏng vừa chăm chú quan sát chờ người thuê. Chị Thơm (35 tuổi), quê Đan Phượng: “Mọi năm vào thời điểm này, công việc nhiều, làm không xuể. Thế mà năm nay chả thấy ma nào thuê cả”. Đồng cảnh với chị Thơm, chị Nguyễn Thị Nga, ở Đông Anh ngày nào cũng đạp chiếc xe cà tàng với đôi, quang gánh lên đây tìm việc. Nhưng mấy ngày nay chưa kiếm được đồng nào...Bên kia đường, anh Nguyễn Văn Thành, 30 tuổi (Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định) đang ngồi trầm ngâm. Chốt ở dốc Bưởi hơn sáu năm, Thành chưa bao giờ thấy khó khăn như lúc này.

Tái nghèo

Anh Thành về quê như rất nhiều người trong nhóm. Chúng tôi bám theo anh về quê. Chuyến xe khách nhồi nhét chật ních dường như xa hơn. Thành dẫn tôi ra đồng xem lại mấy thửa ruộng của nhà anh trước đây, giờ đã là của người khác. “Vợ tôi ốm nặng, không tiền chữa chạy nên tôi phải để lại hơn ba sào cho người xóm trên. Giờ đây không biết lấy đất nào mà cấy lúa...” - Bữa cơm với đĩa rau muống luộc vàng quạch, hai miếng đậu phụ, mấy con cá khô kho mặn. Nhìn hai đứa con ngấu nghiến ăn, Thành lo chưa biết sắp tới sẽ làm gì.

Tại thôn Văn Xá, xã Ngô Quyền (Thanh Miện - Hải Dương), theo ông Nguyễn Hồng Phòng - Bí thư Chi bộ thôn, trong số 520 hộ ở Văn Xá có nhiều hộ thu nhập chưa đến 200.000 đồng/người/tháng; số thanh niên không có việc làm lên tới cả trăm. Làm ruộng không đủ ăn nên lúc nông nhàn, nhiều thanh niên bỏ quê ra phố kiếm việc. Thế nhưng, nay họ lại phải quay về, vì làm cửu vạn không đủ nuôi sống họ nơi đô thị, khi mà giá cả tăng cao, thu nhập lại bấp bênh. Hoàng Kim Dương, 22 tuổi (thôn Văn Xá) là một ví dụ. Học hết cấp 2, Dương bỏ học rồi đi làm tại xưởng cơ khí ở Gia Lâm (Hà Nội), sau đó bỏ ra ngoài đi làm cửu vạn. Mấy tháng gần đây, việc ít, thu nhập phập phù, Dương đành quay về quê. Dương cũng muốn thâm canh trên mấy sào ruộng nhưng vốn không có, lại không được ai hướng dẫn kỹ thuật, định hướng đầu ra.

Vay để thoát nghèo, càng nghèo

Mất mùa thì đói mà được mùa có khi lại còn lo hơn, vì giá bán rẻ như cho. Vay để thoát nghèo lại càng nghèo...

Nợ nần vì lũ lụt

Khi lấy chồng, chị Kiều Thị Bình ở thôn Trại Khoai- Thị trấn Phúc Thọ- Hà Nội hy vọng sẽ dốc lực để vượt qua khó khăn. Bốn năm qua, gia đình chị Bình vẫn còn nợ 10 triệu đồng. Có đôi bò chị nuôi gần đến ngày bán đột nhiên lăn ra chết. từ hơn 10 triệu đồng nay lái buôn chỉ trả với giá 1,2 triệu. Vừa rồi chồng chị mất vì bệnh hiểm nghèo, thuốc thang cho chồng tốn kém, chị phải vay nợ, rồi tiền làm đám tang cho chồng. Những khoản nợ chồng chất, lên đến 54 triệu đồng, chị chưa biết sẽ làm gì để trả. Nhà có bao nhiêu thóc chị bán sạch lấy tiền trả nợ. Nhiều khi chẳng còn gạo, lại đi ăn nhờ hay đi mua chịu.

Gia đình anh Long, cũng như nhà chị Bình, cũng mong muốn thoát nghèo, vay tiền để làm kinh tế. Gặp anh lấm lem bùn, mặt phờ phạc. Nhìn ra hơn hai mẫu ao cá, anh thở dài, trận mưa lịch sử vừa qua cuốn hết cá. Tiền cá, tiền đu đủ, tiền bưởi Diễn… cũng hơn 60 triệu đồng, ra đi vì mưa lũ đầu tháng 11 vừa qua. Căn nhà vợ chồng anh Long và hai con ở chừng 20 m2. Nhà không bao giờ được khóa. Hai chiếc giường đôi kê sát vào nhau, mùa đông mà nhà không có chăn ấm. Thứ có giá trị nhất trong nhà anh Long lúc này là cái TV mới mua vẫn còn nợ 1 triệu đồng. “Từ bé đến lớn tôi chưa biết đến điều khiển TV. Nay tôi không muốn con tôi lại giống cảnh của tôi nữa. Cũng phải cho chúng biết chút tin tức” - anh Long nói. Tiêu chuẩn hai vợ chồng được 2,4 sào ruộng, quanh năm làm lụng chẳng đủ ăn, anh nghe có nhiều người làm giàu nhờ vườn ao chuồng và anh liều thử. Thuê hai mẫu ruộng của hợp tác xã với giá sáu tạ cá/năm tương đương với 10 triệu đồng/năm, anh bắt tay đào ao thả cá, mua vịt, lợn về nuôi. Nhà anh thuộc diện nghèo, anh vay ngân hàng 15 triệu đồng với lãi suất 0,65%. Vay anh em, họ hàng hơn 20 triệu đồng nữa đầu tư vào hơn hai mẫu cá. Vụ cá năm nay mất trắng, hàng tấn cá theo nước lớn ra đi, anh còng lưng với món nợ 10 triệu đồng. Vợ chồng anh như ngồi trên lửa vì không nguồn thu, lấy gì trả nợ?

Đã nghèo giờ còn nghèo hơn…

Cả đời chắt chiu làm lụng với chồng, bà Nguyễn Thị Trang (78 tuổi, ở xóm Trại Khoai (Phúc Thọ - Hà Nội) có mảnh đất bốn thước nhưng không có tiền để xây nhà. Đành đi ở với đứa con trai cả. Anh con trai út của bà 35 tuổi nhưng chưa lấy được vợ: “Chẳng có tiền mà ăn huống hồ tiền cưới vợ cho nó”. Cụ cho biết: “Đầu năm nay tôi cũng khấp khởi mừng định bụng sẽ sửa cái chuồng lợn cũ để thành phòng cho vợ chồng nó ở nhưng vợ chưa cưới của nó lại bị tai nạn chết”. Cụ cho biết, nhà cụ có ba sào ruộng. Không có người làm nên đến mùa lúc nào cũng phải thuê người. Khổ nỗi, nếu thuê công làm và tiền giống chỉ hòa vốn: “ba sào năm nào nhà tôi cũng phải thuê vì không cấy không được. Cấy thì mới yên tâm và có thóc mà ăn”.Ao ước lớn nhất của đời cụ là xây được cái nhà, mẹ con có chỗ chui vào chui ra. số tiền vay năm triệu theo diện hộ nghèo mẹ con cụ vẫn chưa trả hết. Năm được mùa thóc thì mất trắng hoa màu. Năm được hoa màu thì lại mất mùa lúa. Tiền bán thóc cũng chỉ đủ trả tiền giống, thuốc sâu, lấy đâu tiền mà trả nợ.Hai đứa con anh, cố lắm cũng chỉ lo cho đi học được đến lớp 12. Chúng nó học tiếp thì tốn kém, nhưng vay nợ tôi cũng cố lo để chúng thoát kiếp làm ruộng. Nhưng rốt cuộc con mình vẫn tiếp bước nghề nông.

Mấy chục năm đeo bám lúa. Cây lúa tươi tốt ngoài đồng còn thân hình anh ngày một gầy đét. Căn nhà gạch, xiêu vẹo oằn mình trước những cơn gió ban trưa.

Đỗ Hợp - Hải Yến

Các tin mới:

7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009
7/1/2009

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang