• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ hội làm giàu từ lan Hồ Điệp

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 23/10/2010
Ngày cập nhật: 25/10/2010

Phần lớn hoa lan ở nước ta vẫn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Để phát triển nghề trồng hoa lan, một dự án sản xuất hoa lan Hồ Điệp hiện đang được triển khai...

Viện Nghiên cứu rau quả - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành triển khai dự án: “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất hoa lan Hồ Điệp quy mô công nghiệp”.

“Kỹ thuật cao” để thành công

Để trồng lan Hồ Điệp thành công khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Ở phía Bắc, việc làm nhà lưới hiện đại dạng kín là thích hợp. Loại nhà lưới này vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt độ mùa đông.

Nắm bắt được thị trường tiêu dùng lan Hồ Điệp ở miền Bắc nước ta, một số trang trại đã đầu tư hệ thống nhà lưới hiện đại để sản xuất lan theo quy mô công nghiệp như Hợp tác xã Đan Hoài (Đan Phượng – Hà Tây) 1000 m2 nhà lưới, công suất 3,5 vạn cây/năm. Trang trại hoa Thu Thuỷ (Từ Sơn – Bắc Ninh) 500 m2 nhà lưới, công suất 1,5 vạn cây/năm, cho thu nhập từ 800 triệu – 1,2 tỷ đồng/1000 m2/năm.

Trồng lan Hồ Điệp trong nhà kính (Ảnh: A. Tuyết)

Viện Nghiên cứu rau quả đã tiến hành nhập nội 4 giống lan Hồ Điệp từ Hà Lan thông qua dự án phát triển một số giống hoa chất lượng cao giai đoạn 2006 – 2010. Các giống này đã được trồng khảo nghiệm tính thích ứng đồng thời áp dụng các biện pháp nhân nhanh giống để cung cấp cho sản xuất.

Ths Nguyễn Văn Tỉnh – Viện Nghiên cứu rau quả cho biết: trong điều kiện miền Bắc, chế độ nhiệt thích hợp cho sự sinh trưởng và cho ra hoa chất lượng đạt cao nhất là từ 18 – 25 độ C. Trong điều kiện tự nhiên hiện nay rất khó đạt được yêu cầu trên trong suốt quá trình mọc mầm và ra hoa của lan Hồ Điệp. Do đó, áp dụng công nghệ mới, nuôi trồng lan Hồ điệp theo phương pháp công nghiệp, sử dụng nhà lưới có các thiết bị tăng, giảm nhiệt để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, cho chất lượng hoa cao nhất.

Cơ hội làm giàu

Năm 2009, quy mô diện tích sản xuất hoa lan Hồ Điệp ở miền Bắc đạt khoảng 4.400 m2, cung cấp cho thị trường khoảng 131.000 cây, đáp ứng được 21% nhu cầu của thị trường. Hiệu quả kinh tế đem lại từ sản xuất lan Hồ Điệp là rất cao. Qua tính toán cho thấy, lãi thu được từ sản xuất lan Hồ Điệp đạt trung bình từ 280 – 540 triệu đồng/1000 m2 như mô hình tại Viện Nghiên cứu rau quả. Đặc biệt một số mô hình cho lãi từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/1000 m2 như công ty Cửu Long, Trung tâm ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh…

Năm 2009, gia đình ông Vũ Đức Nhiệm – Quảng Thắng (Thanh Hoá) đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để trồng thử nghiệm hơn 5 nghìn giò lan Hồ Điệp. Lan Hồ Điệp là loại lan khó trồng, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm, nhiệt độ và quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật, giống của Viện Nghiên cứu rau quả nên hơn 10 tháng chăm sóc, đến nay, số lan đã ra hoa. Từ thành công của mô hình, năm 2010, gia đình ông Nhiệm tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa lan lên gần 5.000 m2 với mục tiêu cung cấp lượng lớn lan Hồ Điệp tại thị trường Thanh Hoá trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

Ông Khưu Thát Bết, phường Vĩnh Quang - Rạch Giá cho biết: gia đình ông đã thực hiện hiệu quả việc phá bỏ vườn tạp, chuyển sang trồng lan Hồ Điệp. “Với 2.002 m2 vườn trồng lan, chỉ sau một năm, tôi đã có thu nhập gấp mấy lần so với trồng cây ăn quả với giá bán trung bình là 500.000 đồng/cây”. Hiện tại, vườn lan của ông có tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Mỗi năm, trừ chi phí, ông thu lãi trên 100 triệu đồng và taọ việc làm thường xuyên cho 6 lao động và hơn 10 lao động thời vụ.

Nghề trồng lan Hồ Điệp hiện đang phát triển rất mạnh mẽ và đem lại cơ hội làm giàu từ nguồn thu trồng lan. Trong thời gian tới cần nhân rộng mô hình trồng lan theo quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

Ánh Tuyết

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang