• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Bình: Làm giàu từ cây cảnh

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 21/08/2010
Ngày cập nhật: 27/8/2010

Ông Phạm Duy Phiên thôn Phú Mỹ xã Bình Minh (Kiến Xương - Thái Bình) được nhân dân đặt cho cái tên là ông “Vua vạn tuế” vì ông làm giầu từ cái nghề trồng cây cảnh.

Vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước dưới thời bao cấp gia đình ông chỉ loay hoay vào mấy sào ruộng khoán, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Suốt ngày lăn lộn ở ngoài đồng làm ăn vất vả quanh năm, những lúc nông nhàn ông tranh thủ gieo hàng nghìn bầu cây mây giống, thu hái hoa quả trong vườn đem đi chợ bán để lấy tiền nuôi 5 con ăn học.

Nhiều đêm băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp thoát nghèo ông cứ suy nghĩ mãi về lời Bác Hồ đã dạy “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. Ông Phiên quyết định lên bến đò chùa Keo - Cổ Lễ vượt sông Hồng, cơm đùm cơm nắm sang xã Nam Hà, xã Nam Điền huyện Trực Ninh Nam Định để tìm mua cây giống và học hỏi kinh nghiệm trồng cây hoa, cây cảnh nói chung, cây vạn tuế nói riêng.

Khi trở về ông phải mất nhiều đêm không ngủ để đi đến quyết định hạ dao phá bỏ vườn tạp để lấy đất trồng hoa cây cảnh. Có những cây như cây mít, cây nhãn, cây bưởi, cây vải thiều của ông cha để lại đã bao đời nay, chạnh lòng lắm nhưng cũng không còn cách nào khác phải chặt hạ để thực hiện phương án đã định. 850 m2 đất được ông quy hoạch trồng hoa cây cảnh chủ yếu là cây Vạn Tuế. Nhưng vẫn không quên giành ra một phần ươm bầu cây mây và trồng rau theo thời vụ để lấy ngắn nuôi dài bảo đảm đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Năm tháng qua đi với tấm lòng kiên trì quyết tâm làm giàu bằng nghề trồng hoa cây cảnh ông đã tạo dựng được một vườn hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.Từ cổng vào ngõ trong sân ngoài vườn đằng sau, đằng trước, trên trần mái bằng chỗ nào cũng có chậu hoa cây cảnh, đan xen tràn ngập một mầu xanh tươi mát của 80 chậu địa lan; 400 cây vạn tuế, 300 chậu cây thế, cây cảnh và hàng trăm cây hoa hải đường, hoa mai, hoa sứ.

Ông kiên trì nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo học trong sách vở, báo chí, học trong thực tế ngoài vườn, học bạn bè đồng nghiệp, vừa làm vừa học những kinh nghiệm hay, chăm bón khoa học, phương pháp chiết ghép tiên tiến để tạo ra được những cây thế cổ kính dáng thanh tao, hấp dẫn. Những cây thế của ông đã có từ 20 đến 30 năm tuổi đặc biệt là cây vọng cách với thế “ngũ lão dáng đình”. Từ những cây vạn tuế gốc ông nhân ra hàng nghìn cây giống sau 3 đến 4 năm đã có thể bán theo yêu cầu của khách hàng.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước có ngày ông bán hàng chục cây vạn Tuế, cây hoa, cây cảnh, trung bình mỗi năm thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng. Ông cho biết từ năm 1980 đến nay ông đã bán được 4500 cây vạn tuế, cây ít tiền nhất loại nhỏ là 50 nghìn đồng, cây đẹp và cổ kính nhiều tiền nhất là 4 triệu 500 nghìn đồng. Từ đầu năm 2009 khi không còn nhiều người chơi vạn Tuế, giá rẻ thu nhập thấp nên ông chuyển đổi không phát triển cây vạn tuế mà trồng cây si, lộc vừng.

Đầu năm 2010 nhà vườn của ông có 350 cây si mỗi cây có giá từ một triệu đồng trở lên, 50 chậu cây cảnh giáng cổ, mi ly, 25 chậu địa lan và 65 giỏ phong lan các loại. Có tổng giá trị từ 650 triệu đồng đến 700 triệu đồng, hứa hẹn trong tương lai còn cao hơn nữa. Hơn hai sào vườn, ruộng nếu chỉ trồng rau, cây ăn quả thì mỗi năm cũng chỉ thu hoạch được từ 5 đến 7 triệu đồng là nhiều nhưng trồng hoa cây cảnh đã cho ông thu nhập mỗi năm từ 30 đến 40 triệu đồng gấp từ 5 đến 7 lần so với trồng lúa và các loại cây mầu khác.

Thực hiện phong trào thi đua “tuổi cao gương sáng” ông Phạm Duy Phiên là một hội viên luôn luôn gương mẫu, nòng cốt trong nhiều hoạt động, một người cha, người ông mẫu mực cho thế hệ con cháu noi theo. Gia đình ông là một gia đình văn hoá kiểu mẫu của làng văn hoá Phú Mỹ xã Bình Minh.

Minh Giám

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang