• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện về loài rùa 'đắt như vàng'

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 12/07/2010
Ngày cập nhật: 13/7/2010

Vì sao một loài rùa bản địa của Việt Nam từng có giá bán đến 300 triệu đồng một kg trên thị trường "chợ đen"?.

Một loài rùa bản địa của Việt Nam đang bị săn lùng ráo riết bởi chúng có thể được bán với giá lên đến hàng trăm triệu đồng một kg trên thị trường "chợ đen". Loài rùa đó được những kẻ săn trộm và buôn lậu gọi bằng một cái tên không thể phù hợp hơn: rùa vàng.

Giáo sư Lê Nguyên Ngật, chuyên gia đầu ngành về bò sát ở Việt Nam trao đổi với Đất Việt những thông tin liên quan về loài rùa "đắt như vàng" này.

Theo giáo sư Ngật, loài rùa được gọi là "rùa vàng" kể trên chính là loài rùa hộp ba vạch, có danh khoa học là Cuora trifasciata. Rùa hộp ba vạch phân bố ở các vùng rừng núi và trung du thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Tĩnh.

Trước những năm 1980, rùa hộp ba vạch còn rất nhiều ở Việt Nam. Người dân đi rừng, làm rẫy cũng có thể dể dàng bắt gặp chúng. Trên thị trường, giá trị của loài rùa này cũng không hơn gì các loài rùa khác.

Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980, rùa hộp ba vạch bắt đầu được giới đầu nậu Trung Quốc thu mua ráo riết. Càng ngày càng hiếm, giá của chúng dần được đẩy lên, và cho đến lúc này đã đạt đến mức hàng trăm triệu đồng một kg.

Một rùa hộp ba vạch thu giữ tại nhà của một đối tượng buôn bán ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên.

Từng thực hiện hai cuộc điều tra về thực trạng buôn bán rùa trái phép ở Việt Nam, giáo sư Lê Nguyên Ngật cho biết, ông ghi nhận trường hợp rùa hộp ba vạch được bán với giá xấp xỉ 300 triệu đồng một kg.

"Rùa hộp ba vạch bây giờ cực kỳ kiếm. Nghiên cứu về rùa đã nhiều năm, nhưng tôi chỉ được tận mắt nhìn thấy rùa hộp ba vạch đúng một lần, khi một chuyên gia mang nó đến Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật", giáo sư Ngật nói.

Trao đổi với Đất Việt, nhà rùa học Hà Đình Đức cho biết, đã xuất hiện thông tin cho rằng người Trung Quốc mua rùa hộp ba vạch để điều chế một loại doping không thể phát hiện được dành cho vận động viên thi đấu quốc tế, nên giá rùa hộp ba vạch mới cao như vậy. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng về độ xác thực.

Ngoài ra, có những thông tin về việc người Trung Quốc dùng rùa hộp ba vạch để nghiên cứu thuốc chống ung thư, hóa chất chống nhiễm xạ trong quân sự, hoặc đơn giản chỉ là sử dụng rùa hộp ba vạch cho những bài thuốc dân gian...

Theo tìm hiểu của Đất Việt, trên thị trường "chợ đen" ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại, rùa hộp ba vạch được bán với hai mức giá: khoảng 60 triệu đồng một kg rùa nuôi nhân tạo và 220 triệu đồng một kg rùa bắt được ngoài tự nhiên. Có sự chênh lệch rất lớn này là do rùa bắt được ngoài tự nhiên hiếm hơn và được cho là có phẩm chất tốt hơn. Theo một người bán rùa, rùa hộp ba vạch được nuôi tại một cơ sở nằm ở một tỉnh giáp ranh Hà Nội.

Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu và chuyên gia của các tổ chức quản lý động vật hoang dã ở Việt Nam mà Đất Việt hỏi đều không có thông tin gì liên quan đến sự tồn tại của một cơ sở như vậy. Do đó, rất có thể đây là một cơ sở nuôi rùa hộp ba vạch không giấy phép.

Theo tiến sĩ Đặng Tất Thế, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, ở Việc Nam việc nuôi sinh sản rùa hộp ba vạch được khuyến khích. Tuy vậy, những cơ sở muốn nhân nuôi cần đáp ứng những đầy đủ điều kiện như: chứng minh vật nuôi sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt, nguồn giống có xuất xứ hợp pháp và phải có giấy phép được nhân nuôi động vật quý hiếm.

Cũng theo tiến sĩ Thế, chưa có cơ quan nghiên cứu khoa học nào ở trong nước nuôi sinh sản thành công rùa hộp ba vạch. Nguyên nhân một phần là do chi phí quá đắt đỏ, bởi quy trình nhân nuôi rùa hộp ba vạch đòi hỏi ít nhất 10 cặp giống, giá trị ước tính lên đến hàng tỉ đồng.

Trên thế giới, rùa hộp ba vạch xuất hiện cả ở bắc Myanmar và nam Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu cho biết, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, rùa hộp ba vạch được nhân nuôi quy mô lớn tại nhiều cơ sở ở Trung Quốc.

"Tại Trung Quốc, việc thu mua các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao tại nước ngoài rồi tiến hành nhân nuôi trong nước được đẩy mạnh. Việc họ nhập hàng trăm con tê giác trắng từ châu Phi, mà cộng đồng quốc tế nghi là mua để nhân nuôi lấy sừng là một ví dụ điển hình", nhà nghiên cứu trên cho biết.

Hồng Quân

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang