• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tận diệt chim non

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 08/07/2010
Ngày cập nhật: 9/7/2010

Từ mấy năm nay, trên tuyến quốc lộ 21B, đoạn qua thị trấn Thanh Hà, Lạc Thủy (Hòa Bình), các loại chim non săn bắt từ các làng quê được đem đi bán một cách ngang nhiên công khai, thu hút nhiều khách thập phương. Thú chơi chim ngày càng trở nên phổ biến, kéo theo nghề săn bắt chim non phát triển. Tình trạng săn bắt bừa bãi đang đưa nhiều loài chim đến bờ vực tuyệt chủng.

Vào khoảng 5 giờ sáng, trời vẫn còn lờ mờ, các phương tiện ô tô, xe máy trên quốc Lộ 21B, ghé qua các quầy bán chim di động ở cạnh thị trấn Thanh Hà để mua các loại “chim giống” về nuôi. Cảnh mua chim diễn ra nhộn nhịp. Người mua chim tính theo loại và tính theo tháng tuổi của chim. Anh Nguyễn Văn Chiến, một người bán ở đây vừa đếm tiền vừa cho biết: “Chim giống cuối mùa sinh sản nên khá đắt đỏ, bán đắt như tôm tươi, hàng không đủ để cho khách dọc đường. Hàng đắt nhất vẫn là chim vàng anh, chích chòe, sáo mỏ vàng… bởi loại này hiếm mùa”.

Theo anh Chiến tất cả các loại chim trên đều được săn bắt từ các làng quê có rừng phòng hộ, thậm chí săn bắt cả ở vành đai rừng quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) giáp danh với huyện Lạc Sơn. Để phục vụ thú chơi chim của khách, người bán ở đây phân ra nhiều loại, với giá cả rất khác nhau, mỗi con chim vàng anh, nếu chưa mọc đủ lông có giá từ 40.000 đ - 60.000 đ/con, nếu con mọc đủ lông cộng với tự mổ được thức ăn thì từ 150.000 đ - 300.000 đ/con.

Khi được hỏi về công việc săn bắt chim non, những người bán ở đây cho biết, việc bắt chim non phải tùy theo mùa, chủ yếu vào cuối tháng 5 đến cuối tháng 6 đây là thời điểm chim sinh sản nhiều, chỉ cần theo dõi chim làm tổ, đến khi chim mẹ tha mồi về tổ là nhận biết được là chim con đã lớn hay chưa. Công việc này không bị cấm, dễ làm mà đem lại thu nhập cũng tương đối vì thế thu hút được nhiều người bản địa tham gia.

Trong khi các ngành chức năng đang loay hoay tìm phương án để bảo tồn và phát triển các loài chim, thì hàng ngày một số lượng lớn chim trời vẫn bị săn bắt một cách tràn lan bừa bãi. Những năm gần đây, số lượng loài cũng như số cá thể chim đã giảm đáng kể, đáng lo ngại nhất là không ít loài chim hoang dã di trú, quý hiếm xuất hiện thưa dần. Do vậy, địa phương cần sớm có kế hoạch bảo tồn, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn nạn buôn bán chim non theo kiểu tận diệt như hiện nay.

NGỌC TUẤN

Các tin khác:

31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
25/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang